Tag
Nguy cơ "dịch chồng dịch"

Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Sức khỏe 09/10/2021 20:22
aa
TTTĐ - Hiện nay đang là thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hằng tuần có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh khu vực miền Nam. Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm công tác phòng chống dịch và công tác khám, chữa bệnh sốt xuất huyết Dengue đang có chiều hướng gia tăng.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, huyện Hoài Đức khẩn trương phòng chống Ngăn ngừa các triệu chứng chính giống như sốt xuất huyết bằng… thực phẩm Dự án thả muỗi Wolbachia có tác động làm giảm đáng kể dịch sốt xuất huyết Đẩy mạnh phòng chống Covid-19 nhưng không chủ quan với dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue

Dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 50.473 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh, thành phố: Bình Phước (6), thành phố Hồ Chí Minh (2), Đồng Nai (2), Bình Dương (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Phú Yên (2), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Bình Thuận (1). So với cùng kỳ năm 2020, số mắc giảm nhưng số tử vong tăng 5 trường hợp.

Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến ngày 26/9 đã ghi nhận 1.031 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã, chưa có ca tử vong.

BSCKII Phạm Thị Như Hoa, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hiện nay tại khoa đang tiếp nhận hàng chục bệnh nhân nhi mỗi ngày, các bệnh nhân chủ yếu có triệu chứng sốt xuất huyết. Theo BS Hoa, hàng năm vào khoảng tháng 4 thì dịch sốt xuất huyết bùng phát nhưng năm nay có phần chậm lại, từ khoảng tháng 7 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng.

Trong khi đó, tại khoa Bệnh Nghề nghiệp của Bệnh viện Thanh Nhàn cũng tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết là những người lớn tuổi rất đông, số bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại khoa này khoảng 100 bệnh nhân ở các lứa tuổi.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện bắt đầu tăng cao từ đầu tháng 9 đến nay. Cụ thể, tính từ ngày 10/9 đến sáng 28/9 đã có hơn 100 bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện. Riêng tại Khoa Vi rút - Ký sinh trùng của bệnh viện, thời điểm này, trung bình có khoảng 10 bệnh nhân/ngày. Ngay trong đêm 30/9, khoa đã tiếp nhận cùng lúc 17 bệnh nhân sốt xuất huyết.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Trẻ em nhập viện do sốt xuất huyết

Trong tháng 8 và tháng 9, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi trung ương) tiếp nhận gần 70 trẻ mắc sốt xuất huyết, trong đó có những trẻ mới chỉ 5-6 ngày tuổi. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân số ca sốt xuất huyết nặng tăng do độc lực vi rút nặng, bệnh diễn biến nặng rất nhanh.

Đặc biệt, từ cuối ngày thứ 3 cho đến hết ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm không riêng ở trẻ mà còn ở người lớn, dễ dẫn đến thoát dịch gây sốc, trụy mạch; xuất huyết (tiêu hóa, cơ, vùng niêm mạc…); suy tạng (hay gặp nhất là suy gan, tổn thương tim, phổi, não, thận…).

Ở giai đoạn này bệnh nhân thường hết sốt dẫn đến chủ quan rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực chất bệnh đang chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, biểu hiện qua tình trạng trụy mạch (tay chân lạnh mát).

Vừa đảm bảo chống dịch Covid-19 vừa điều trị sốt xuất huyết

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn. Nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và mới phát sinh, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Các địa phương cần tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.

Các địa phương cần phải xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế. Việc phun hóa chất phải bảo đảm đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể.

Đồng thời, các địa phương củng cố hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống côn trùng tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tổ chức tốt việc giám sát côn trùng chủ động các tuyến để phát hiện sớm các khu vực có nguy cơ để xử lý kịp thời. Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị tại tất cả các tuyến.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các địa phương cần chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Bên cạnh đó, Sở Y tế các địa phương cần tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát, lồng ghép công tác chỉ đạo phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch với công tác phòng, chống Covid-19, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.

Các địa phương cần tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, lồng ghép với truyền thông phòng, chống Covid-19 và các hoạt động khác nhưng đồng thời vẫn bảo đảm các biện pháp an toàn trong phòng, chống Covid-19. Qua đó, người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.

Đọc thêm

Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng Tin Y tế

Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng

TTTĐ - Hiện tại cả nước ta có khoảng gần 2.000 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 1.
Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng

TTTĐ - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận bé trai 7 tuổi (Tuyên Quang) trong tình trạng tổn thương phổi, ngực đau tức, khó thở nghi do nhiễm sán lá phổi.
Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nam bệnh nhân (42 tuổi, Yên Bái) bị ngộ độc sau ăn sâu ban miêu.
Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô Tin Y tế

Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô

TTTĐ - Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đánh giá cao những thành công của Hà Nội.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội công bố kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh quý II năm 2024 với tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%; tỷ lệ hài lòng ở bệnh nhân nội trú là 96,63%, người bệnh ngoại trú là 96,74%.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân Tin Y tế

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành, đoàn thể và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân và Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore Tin Y tế

Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc virus ăn thịt người Whitmore có tiền sử đái tháo đường nặng.
Hải Phòng: 130 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hải Phòng: 130 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Chiều 27/6, Sở Y tế Hải Phòng có báo cáo nhanh về chùm ca bệnh nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm, có địa chỉ tại thôn Ngô Hùng, xã An Hồng, huyện An Dương.
Khám bệnh, tặng quà hơn 300 đối tượng chính sách phường Nghĩa Tân Tin Y tế

Khám bệnh, tặng quà hơn 300 đối tượng chính sách phường Nghĩa Tân

TTTĐ - Ngày 27/6, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bệnh viện E phối hợp với UBND phường Nghĩa Tân, trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc và tặng quà cho hơn 300 người dân là đối tượng chính sách, thương binh, bệnh binh, người có công và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội).
Phạt 19 cơ sở hành nghề y, dược, an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phạt 19 cơ sở hành nghề y, dược, an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 19 cơ sở hành nghề y, dược, an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố với số tiền 269 triệu đồng.
Xem thêm