Tag

Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã

Môi trường 05/09/2020 13:00
aa
TTTĐ - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh Việt Nam trong việc bảo vệ các động vật hoang dã bị cấm buôn bán trái phép, những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với các cơ quan tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh nhằm giảm nhu cầu sử dụng các loài động vật hoang dã bị buôn bán trái phép tại Việt Nam.

Hào hứng với tiết học về động vật hoang dã

Việc đưa bộ tài liệu “Giáo dục bảo tồn động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cho học sinh tiểu học” vào nhà trường sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của các em trong việc nói không với các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm bị buôn bán trái pháp luật, nhằm góp phần bảo tồn các loài khỏi mối đe doạ tuyệt chủng.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Ý tưởng xây dựng bộ tài liệu “Giáo dục bảo tồn động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cho học sinh tiểu học” được Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) phối hợp Cơ quan quản lí Cities Việt Nam, Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Giảm nhu cầu sử dụng các loài động vật hoang dã bị buôn trái phép tại Việt Nam”.

Tại Hà Nội, để thực hiện đại trà Dự án, Bộ GD&ĐT đã thí điểm tại một số trường như trường Tiểu học Quỳnh Lôi, Phan Đình Giót, Bà Triệu, Đồng Nhân…

Ở trường Tiểu học Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), từ năm học 2018 - 2019, nhà trường đã thí điểm 3 đợt dạy học sinh (mỗi đợt gồm 7 đến 9 tiết học) về bảo vệ động vật hoang dã. Tại các tiết học, học sinh thể hiện niềm yêu thích với các thói quen, đời sống của động vật. Từ đó hình thành niềm yêu thích và có nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ các loài này.

Tương tự, trường Tiểu học Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thí điểm 2 đợt (tháng 4 và tháng 5) từ năm học 2018 - 2019 dạy học sinh về động vật hoang dã. Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các tiết dạy về động vật hoang dã được lồng ghép vào các môn học. “Dạy học sinh về bảo tồn động vật hoang dã” là chương trình mang tính nhân văn. Trong các tiết học, lớp sôi nổi trò chuyện, xem hình ảnh về những loài động vật, và vô cùng hào hứng. Thông qua mỗi buổi học, học sinh hiểu và hình thành ý thức bảo vệ động vật, biết yêu thiên nhiên, động vật, đồng thời tuyên truyền đến những người khác không được săn, bắn, sử dụng sản phẩm động vật…

1023 hoc sinh bao ve dong vat
Học sinh tiểu học ở Hà Nội thích thú với các tiết học về động vật hoang dã; Ảnh: Thu Ngà

Không chỉ có ở trường Tiểu học Quỳnh Lôi, Tiểu học Bà Triệu, bộ tài liệu bảo tồn các loài ĐVHD đã được dạy thử nghiệm tại một số trường tiểu học trên cả nước. Theo thống kê gần nhất, trong năm học 2019 - 2020, hơn 8 triệu học sinh đã được học chương trình này.

Báo cáo Hội nghị tổng kết Dự án giảm nhu cầu sử dụng các loài động vật hoang dã bị buôn bán trái phép tại Việt Nam của Bộ GD&ĐT phối hợp với Cơ quan quản lí Cities Việt Nam, Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật tổ chức cuối năm 2019 chỉ ra rằng: Chỉ tính riêng hai giai đoạn thử nghiệm bộ tài liệu này tại 10 tỉnh và thành phố (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắk, Đồng Nai, Khánh Hoà, Đà Nẵng và Cần Thơ), bộ tài liệu với các thông điệp bảo tồn thiên nhiên đã tiếp cận được hơn 50 trường với hơn 15.000 học sinh tiểu học.

Theo đó, nghiên cứu đối chứng giữa các trường tham gia dạy thử nghiệm bộ tài liệu với những trường chưa có cơ hội tiếp cận, trước và sau thời gian thử nghiệm, đã cho thấy rằng các em được học có kiến thức và thái độ tốt hơn về các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm, hiểu rõ hơn các mối đe dọa đang đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Quan trọng hơn, các em sẵn sàng nói chuyện với ông bà, bố mẹ, người thân về việc không nên sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Giáo dục tình yêu thương

Ông Bùi Văn Linh-Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Dưới góc độ quản lý giáo dục, chúng tôi đánh giá cao bộ tài liệu trong việc giáo dục các em học sinh về bảo vệ môi trường, đặc biệt là động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm. Việc giáo dục các nội dung nói trên sẽ giúp học sinh tiếp cận đến những vấn đề quan trọng của toàn cầu, nhân loại đang quan tâm, giáo dục công dân toàn cầu như tinh thần của SDG4 đã đề cập; là hoạt động thiết thực minh chứng nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết về Công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (CITES). (SDG4 là mục tiêu bền vững số 4 về chất lượng giáo dục. Trong đó nội dung quan trọng nhất là “đảm bảo đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”).

Tôi tin rằng bộ tài liệu không chỉ nâng cao nhận thức hướng tới thay đổi hành vi của các em học sinh mà còn cho cả các thầy, cô giáo và người thân của các em trong việc bảo vệ các loài hoang dã và không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã trong thời gian tới”.

Đánh giá về dự án này, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam khẳng định: Thông qua việc biên soạn tài liệu giáo dục ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã ở bậc tiểu học, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới lồng ghép bảo tồn vào giáo dục, thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với các bộ/ngành khác”.

Không chỉ là nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu thương giữa con người với động vật mà việc giáo dục pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, giáo dục bảo tồn hướng tới thay đổi hành vi cùng với các chiến dịch giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh với tội phạm động vật hoang dã.

Được biết, tại Việt Nam, nhiều nỗ lực bảo tồn và quản lý săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã được thực hiện thông qua việc tham gia, thực thi các Công ước quốc tế liên quan như Công ước đa dạng sinh học (CBD), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITE); hoàn thiện thể chế, chính sách và thực thi các quy định pháp luật quốc gia liên quan đến bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành, tổ chức quốc tế, địa phương tập trung đẩy mạnh các giải pháp quan trọng.

Về cơ chế chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh thực thi các văn bản liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã bao gồm: Luật đa dạng sinh học, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch quốc gia về đa dạng sinh học, Chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ v.v. ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo tồn loài và đa dạng sinh học như hoàn thiện hồ sơ dự án Luật bảo vệ môi trường, xây dựng các hướng dẫn thực hiện Luật đa dạng sinh học và chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học… nhằm mục tiêu củng cố hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn động vật hoang dã nói riêng và đa dạng sinh học nói chung.

Về hoạt động thực tiễn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức về bảo tồn các loài hoang dã và đa dạng sinh học; Xây dựng quan hệ đối tác và huy động sự tham gia của các bên và cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài hoang dã..., góp phần nâng cao ý thức cộng đồng cũng như ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực này.

Dịp lễ tết hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành công văn đề nghị các cơ quan, bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài nguy cấp.

Đặc biệt, trước tình hình bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (Covid-19), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn gửi đến các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về vấn đề tăng cường quản lý động vật hoang dã và kiểm soát việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép nhằm tránh nguy cơ không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông Môi trường

Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ trên phạm vị các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội trong sáng 27/6.
Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở? Môi trường

Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở?

TTTĐ - Hàng nghìn mét khối đất, đá được Công ty TNHH Tuấn Dũng (tại TP Kon Tum) đổ xuống hai bên bờ sông với mục đích "kè sạt lở" khiến người dân lắc đầu ngao ngán.
Ngày 26/6, Bắc Bộ có mưa rào và dông Môi trường

Ngày 26/6, Bắc Bộ có mưa rào và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh radar thời tiết và số liệu định vị sét, vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ba Vì, thị xã Sơn Tây của Thủ đô Hà Nội.
Ngày 25/6, nhiều khu vực có mưa dông Môi trường

Ngày 25/6, nhiều khu vực có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong đêm 24 và sáng sớm 25/6, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Thời tiết trong ba ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 như thế nào? Môi trường

Thời tiết trong ba ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 như thế nào?

TTTĐ - Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ diễn ra từ ngày 26-29/6, trong đó hai ngày thi chính là 27-28/6.
Xử phạt quán ăn xả nước có váng mỡ vào hệ thống thoát nước Môi trường

Xử phạt quán ăn xả nước có váng mỡ vào hệ thống thoát nước

TTTĐ - UBND phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) vừa phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tiến hành kiểm tra, lập biên, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cơ sở kinh doanh xả nước có váng mỡ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Hơn 25 tấn cá lăng chết bất thường trên hồ thủy điện Ya Ly Môi trường

Hơn 25 tấn cá lăng chết bất thường trên hồ thủy điện Ya Ly

TTTĐ - Cơ quan chức năng huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) đang xác minh làm rõ vụ hơn 25 tấn cá lăng của các hộ dân nuôi ở lòng hồ thủy điện Ya Ly chết bất thường.
Xem thêm