Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70%
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2020
Sức khoẻ bé sơ sinh bị bỏ rơi 3 ngày dưới nắng nóng 40 độ C đang tiến triển tốt
Củng cố, hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức năng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân
Bệnh nhân BN91 đã có thể ngồi xe lăn
Bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số (Tổng cục Dân số), thay mặt Ban soạn thảo Đề án cho biết: "Đề án có mục tiêu chính nhằm phổ cập tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số".
Một số chỉ tiêu cụ thể của Đề án như: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%.
Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70%; Mở rộng dịch vụ tầm soát trước sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 2 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 4 loại bệnh tật.
Đồng thời, tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát để đến năm 2025 đạt 70% và năm 2030 đạt 90%; Mở rộng dịch vụ tầm soát sơ sinh để đến năm 2025 đạt ít nhất 3 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến và đến năm 2030 đạt ít nhất 5 loại bệnh tật.
Ngoài ra, Đề án phấn đấu giảm số cặp tảo hôn để đến năm 2025 còn 15% và đến năm 2030 còn 10%; Giảm số cặp hôn nhân cận huyết thống để đến năm 2025 còn 3% và đến năm 2030 còn 2%; Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng...
Theo bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Đề án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030 trên toàn quốc. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Đề án chú trọng việc tăng cường truyền thông vận động lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng để chỉ đạo, lãnh đạo và giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tăng cường vận động cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư nguồn lực và huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh....
Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Xây dựng và hoàn thiện các quy định về chuyên môn và quản lý dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tới cộng đồng.
Góp ý về Đề án, các đại biểu cho rằng, đây là một Đề án rất nhân văn, mấu chốt giúp nâng cao chất lượng dân số. Chính vì vậy, Đề án được thông qua sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số cũng như thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Cùng với đó, các chuyên gia cũng đưa ra một vài ý kiến góp ý để Đề án hoàn thiện hơn. Chẳng hạn, cần có sự chuẩn bị nguồn nhân lực như thế nào để đáp ứng thực hiện tốt các nội dung trong Đề án; Một số nội dung nên tiến hành thí điểm, làm từng địa bàn trước, sau đó mới tiến hành đại trà trên phạm vi cả nước sẽ đem lại hiệu quả cao hơn; Các mặt bệnh trong phạm vi Đề án cần có mục tiêu và hệ thống các giải pháp cụ thể, không giống nhau giữa các bệnh; Củng cố hệ thống y tế cơ sở để đáp ứng yêu cầu của Đề án...