Tag

Tạo đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước nhà ngang tầm các nước phát triển

Giáo dục 02/11/2024 22:14
aa
TTTĐ - Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô Phát triển Thủ đô thành trung tâm tiêu biểu về giáo dục, đào tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải có đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải có đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Chủ tịch Ủy ban; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ủy ban.

Thủ tướng cũng chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 91 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để triển khai Kết luận 91, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ.

Dự thảo Chương trình hành động xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai để tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 và Kết luận 91 của Bộ Chính trị và cụ thể hóa phân công đến từng bộ, ngành, cơ quan có liên quan và các địa phương.

Các ý kiến tại phiên họp ghi nhận sự nỗ lực cố gắng và trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ; đánh giá nội dung dự thảo Chương trình hành động cơ bản bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận 91 của Bộ Chính trị, nhất là chủ trương mới về giáo dục liên quan chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, nguồn lực đầu tư cho giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

Các đại biểu dự phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động, trình Chính phủ ban hành trong nửa đầu tháng 11/2024.

Thủ tướng nêu rõ, Đảng và nhà nước luôn quan tâm, khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đổi mới giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm. Những năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương này, nhất là trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Muốn vậy, chúng ta phải quán triệt, thấm nhuần các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết 29 và Kết luận 91; phải lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Các đại biểu dự phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho biết nội hàm đổi mới căn bản, giáo dục toàn diện giáo dục và đào tạo đã được các nghị quyết, kết luận xác định rõ, Thủ tướng nhấn mạnh 5 yếu tố mang tính phương châm về: Thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập.

Về thời gian, thời gian là vàng, nếu chậm về thời gian là lạc hậu, bị bỏ lại phía sau, do đó các chính sách phải nhanh, khả thi, kịp thời, hiệu quả.

Về yếu tố trí tuệ, Thủ tướng chỉ rõ, phát triển phải dựa vào giáo dục-đào tạo và đổi mới sáng tạo.

Về khát vọng, Thủ tướng cho rằng phải có đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt. Chúng ta đã xác định các mục tiêu phát triển tới năm 2030, 2045 nhưng giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu thì mục tiêu giáo dục và đào tạo phải đi sớm hơn; cùng với đó, phát huy tự lực, tự cường, tự tin, tự chủ, tự hào dân tộc, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Về hội nhập, chúng ta phải đi đúng xu hướng thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong phát triển giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đặc biệt lưu ý 3 nội dung trong dự thảo Chương trình hành động.

Một là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, các cơ sở giáo dục - đào tạo để có không gian sáng tạo; nâng cao tính tự chủ của các địa phương với tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Hai là, nâng cao chất lượng học và dạy, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, việc dạy học phù hợp lứa tuổi học sinh, tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, thầy cô giáo là động lực.

Ba là, xây dựng cơ chế đẩy mạnh hình thành một xã hội học tập và học tập suốt đời.

Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự thảo Chương trình hành động, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng về bố cục, nội dung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan chủ trì thực hiện các nhiệm vụ; bám sát chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII và cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ của Kết luận số 91 trong dự thảo Chương trình hành động, với nội dung ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện được quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, "làm việc nào dứt điểm việc đó, làm việc nào ra việc đó", "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", dễ đôn đốc, dễ kiểm tra, đánh giá.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý các nội dung liên quan đến rà soát quy hoạch mạng lưới, chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các bộ môn khoa học cơ bản, các lĩnh vực truyền thống và các ngành kinh tế mới nổi (chip bán dẫn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức...). Cơ quan chức năng quan tâm nguồn lực đầu tư cho giáo dục, bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, đồng thời đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu.

Đối với các vấn đề xin ý kiến của Ủy ban Quốc gia, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu dự họp, cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị thành các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Trong đó, lưu ý một số nội dung, Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trong trong quý I/2025, hoàn thành xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thứ hai, về việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bảo đảm sự đồng bộ, liên thông từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng, những bất cập, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc, bài học kinh nghiệm, lựa chọn phương án tốt, đề xuất, kiến nghị giải pháp cụ thể với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trong trong quý I/2025, hoàn thành xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trong trong quý I/2025, hoàn thành xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, về nâng cao chất lượng nhân lực, quản lý viên chức ngành giáo dục, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất về biên chế ngành giáo dục và nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý biên chế, tiêu chuẩn viên chức; bảo đảm đủ phòng học theo hướng tăng quy mô của các trường, xây dựng các trường theo mô hình liên cấp, giảm điểm trường, phù hợp thực tế, điều kiện hoàn cảnh đất nước và từng nơi.

Thứ tư, về nguồn lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng kết các mô hình tốt, cách làm hay để xây dựng chính sách huy động nguồn lực, lấy nguồn lực Nhà nước là vốn mồi, phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực xã hội, với tinh thần "nguồn lực bắt nguồn tư tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp".

Thứ năm, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề án xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu và làm việc ở các cơ sở giáo dục Việt Nam.

Thứ sáu, về các thiết chế trong xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, Thủ tướng nêu rõ, phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, tất cả mọi người phải bình đẳng tiếp cận vấn đề này.

Đọc thêm

Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký đánh giá tư duy từ 1/12 Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký đánh giá tư duy từ 1/12

TTTĐ - Thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức từ ngày 1/12/2024.
Hà Nội tổ chức các kỳ thi năm 2025 theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém Giáo dục

Hà Nội tổ chức các kỳ thi năm 2025 theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém

TTTĐ - Ngày 27/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.
Cuối tháng 12, Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế Giáo dục

Cuối tháng 12, Bộ GD&ĐT tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế dự kiến diễn ra vào ngày 27 và 28/12/2024 tại Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2024

TTTĐ - Chiều 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội gặp mặt đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm 2024.
Dạy và học ngoại ngữ ở huyện Ba Vì có bước tiến đáng kể Giáo dục

Dạy và học ngoại ngữ ở huyện Ba Vì có bước tiến đáng kể

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025 là năm học thứ sáu UBND huyện Ba Vì triển khai đề án “Hỗ trợ dạy học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường THCS huyện Ba Vì”.
Học sinh Hà Nội tham gia hội chợ tái chế bảo vệ môi trường Giáo dục

Học sinh Hà Nội tham gia hội chợ tái chế bảo vệ môi trường

TTTĐ - Hội chợ tái chế bảo vệ môi trường mang tên "Giờ Phe 2024: Frostie Festa" vừa được tổ chức tại trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) thu hút sự tham gia của hơn 2.000 người.
Hà Nội khen thưởng 180 giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm 2024 Giáo dục

Hà Nội khen thưởng 180 giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi TP cấp THCS năm học 2024-2025.
Xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận Giáo dục

Xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định thi hành kỉ luật đối với ông Phan Đoàn Thái - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.
Trang bị kiến thức an toàn internet cho học sinh tiểu học Giáo dục

Trang bị kiến thức an toàn internet cho học sinh tiểu học

TTTĐ - Sáng 25/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình "Internet an toàn" trong các trường tiểu học quận Ba Đình năm học 2024 - 2025. Trường tiểu học Kim Đồng được chọn làm điểm triển khai chương trình này.
Tăng cường hội nhập quốc tế cho sinh viên đại học Nhịp sống phương Nam

Tăng cường hội nhập quốc tế cho sinh viên đại học

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ra chỉ thị Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành liên quan về công tác tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học...
Xem thêm