Tag

Tập trung giải quyết dứt điểm các bức xúc về ô nhiễm môi trường

Môi trường 21/05/2025 21:05
aa
Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, TP Hà Nội, TP HCM về dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (Dự thảo Chỉ thị).
Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông Đẩy nhanh “xanh hoá” giao thông, giảm ô nhiễm môi trường Tham góp các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường Thủ đô 10 giải pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường Thủ đô
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị, trong đó cần nêu rõ tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị, trong đó cần nêu rõ tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng chỉ rõ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị về bảo vệ môi trường, nhưng nhiều nội dung thực hiện chậm, chưa hiệu quả, thiếu cơ chế giám sát và chế tài đủ mạnh.

Chỉ thị lần này phải bao quát được các vấn đề lớn, đặc biệt là gắn với trách nhiệm cụ thể; đồng thời tập trung vào các vấn đề môi trường bức xúc, chỉ ra được địa bàn đang ở mức báo động. Cụ thể, TP Hà Nội, TP HCM là hai đô thị lớn đang chịu áp lực môi trường lớn nhất, bị quá tải và ô nhiễm nghiêm trọng, mà nếu giải quyết được thì sẽ tạo tiền đề để nhân rộng ra các địa phương khác.

Trọng tâm là Hà Nội, TP HCM

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, coi đây là một trong ba trụ cột phát triển bền vững, tạo được những bước chuyển biến và kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát hiệu quả, có nơi còn rất nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn, ô nhiễm môi trường đất, nước (sông, hồ, ven biển) tại các địa bàn tập trung đông dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề...

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Nam
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Nam

Bình quân hằng năm, lực lượng công an phát hiện, xử lý hơn 600 vụ phạm tội hình sự và hơn 20.000 vụ vi phạm hành chính.

Bộ Công an đã xây dựng, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết trong Dự thảo Chỉ thị có những nội dung đang được Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai như: Rà soát, đấu tranh, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tập trung rà soát, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm minh, quy rõ trách nhiệm các ngành, các cấp.

Đáng chú ý, khi xây dựng Dự thảo Chỉ thị, Bộ Công an đã có các cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội để thống nhất một số nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện ngay.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Nam
Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Nam

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết Chỉ thị lần này tập trung vào các giải pháp trước mắt nhằm ứng phó với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở các khu vực sau: ô nhiễm không khí và nước thải tại Hà Nội; ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; ô nhiễm tại các lưu vực sông; và ô nhiễm tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, để ngăn chặn tình trạng lan rộng và kéo dài.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong quá trình xây dựng Dự thảo Chỉ thị theo hướng tập trung vào xử lý những vấn đề thực tiễn nổi cộm như ô nhiễm không khí và nguồn nước mặt. Bộ cũng đang hoàn thiện quy chuẩn về khí thải đối với xe mô tô, xe máy đang lưu hành; kiến nghị bổ sung trách nhiệm cụ thể của Bộ Xây dựng trong việc kiểm soát bụi, khí thải từ công trường xây dựng và Bộ Công thương trong kiểm soát nguồn thải từ nhà máy nhiệt điện, xi măng, sắt thép- những nguồn phát thải lớn hiện nay.

Thống nhất cao với nội dung Dự thảo Chỉ thị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo thêm về lộ trình hạn chế phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hoá thạch; đề nghị bổ sung nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố, ngoài khí thải giao thông còn có các nguồn từ hoạt động xây dựng, nông nghiệp, xử lý rác, công nghiệp, làng nghề; xác định lại trách nhiệm của thành phố trong công bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm, xây dựng hệ thống quan trắc.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết thành phố sẽ tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị như xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, hệ thống quan trắc không khí tự động, xác định vùng phát thải thấp; kiến nghị phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã/phường để nâng cao hiệu quả giám sát, xử lý vi phạm môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường quốc gia thống nhất; hỗ trợ người dân, chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh, sạch…

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội, TPHCM chủ động xây dựng và thực hiện các phương án cụ thể để giảm ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện thực tế - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội, TP HCM chủ động xây dựng và thực hiện các phương án cụ thể để giảm ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện thực tế - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phân công rõ ràng, tránh chồng chéo, không chờ đợi

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị, trong đó cần nêu rõ tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, đặc biệt là ô nhiễm không khí, ô nhiễm lưu vực sông, ô nhiễm do chất thải rắn, làng nghề và khu công nghiệp… với tình hình ngày càng nghiêm trọng.

Do vậy, Chỉ thị cần tập trung vào các nhiệm vụ cấp bách nhằm ngăn chặn và giải quyết hiệu quả một số vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng không thay thế các nghị quyết, chỉ thị đã có mà bổ sung, tăng cường hiệu quả thực thi các chính sách đã được ban hành.

Phó Thủ tướng giao các bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương ban hành quy chuẩn tiêu chuẩn môi trường cụ thể, xác định rõ thành phần ô nhiễm (bụi mịn, khí CO2, carbon...), quản lý phương tiện giao thông, nhiên liệu và phát thải, đặt ra mục tiêu giảm ô nhiễm cụ thể theo lộ trình đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng hệ thống dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia, kết nối và chia sẻ với các bộ, ngành, địa phương; chuyển hồ sơ cho Bộ Công an theo dõi, xử lý ở mức cao hơn đối với các khu vực, doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng đã thanh tra xử lý hành chính nhiều lần; nghiên cứu cơ chế sử dụng kinh phí xử phạt hành chính để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra môi trường; đồng thời, xây dựng chính sách khuyến khích xã hội hóa, đầu tư cho môi trường; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất các cơ chế điều chỉnh thuế, phí dịch vụ môi trường.

Phó Thủ tướng lưu ý, các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị phải được hệ thống lại theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, làm rõ phạm vi, đối tượng cụ thể và phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo, dẫm chân lên nhau. "Những gì đã có luật pháp quy định thì phải triển khai ngay, không chờ đợi. Địa phương nào không thực hiện đúng thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công an phải kiểm tra, báo cáo Chính phủ để xử lý".

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội, TP HCM chủ động xây dựng và thực hiện các phương án cụ thể để giảm ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo VGP

Đọc thêm

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp Môi trường

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

TTTĐ - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Do đó, giai đoạn hiện nay, tại một số xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp.
Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/7, thời tiết miền Bắc vẫn nắng nóng.
Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Môi trường

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Sáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý Môi trường

Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý

TTTĐ - Hàng tấn bánh kẹo, thực phẩm chức năng, dược phẩm còn nguyên tem mác, thậm chí còn hạn sử dụng, bị đổ trộm, đốt bỏ phi pháp tại các bãi đất trống ở những thành phố lớn trên cả nước. Những "đống rác đặc biệt” này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là lời cảnh báo về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang len lỏi sâu vào thị trường, cùng với đó là sự buông lỏng trong quản lý và những lỗ hổng pháp lý cần được lấp đầy.
Nhiều khu vực có mưa, cảnh báo lũ quét Môi trường

Nhiều khu vực có mưa, cảnh báo lũ quét

TTTĐ - Thời tiết ngày 2/7: Hầu hết các khu vực đều có mưa, cảnh báo lũ quét.
Tổng vệ sinh phố phường chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp Môi trường

Tổng vệ sinh phố phường chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để chuẩn bị cho ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, vừa qua, phường Láng đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập cho Hà Nội Môi trường

Công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập cho Hà Nội

TTTĐ - Sau cơn mưa lớn chiều 30/6, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động tối đa nhân lực và phương tiện thoát nước để xử lý các điểm ngập úng, bảo đảm an toàn giao thông, thuận lợi cho người dân đi lại.
Vietcap trao tặng 6.000 cây tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng Môi trường

Vietcap trao tặng 6.000 cây tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng

TTTĐ - Chứng khoán Vietcap vừa tổ chức lễ trao tặng cây đầu tiên tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, Tây Ninh, với sự góp mặt của đối tác đồng hành TreeBank, Ban Quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng, UBND xã Suối Ngô và người dân địa phương.
Ngày 30/6, Hà Nội có lúc có mưa rào và dông Môi trường

Ngày 30/6, Hà Nội có lúc có mưa rào và dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo trong khoảng 6 giờ tới, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên sườn dốc, suối nhỏ tại một số khu vực Lai Châu, Hà Giang, Thái Nguyên.
Hội nông dân Thủ đô chào mừng “ngày hội lớn” của dân tộc Môi trường

Hội nông dân Thủ đô chào mừng “ngày hội lớn” của dân tộc

TTTĐ - Những ngày qua, cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Quyết định của thành phố về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã sẽ được diễn ra vào sáng 30/6 tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm