Tag

Tập trung ứng phó mưa bão theo phương châm "4 tại chỗ" kết hợp phòng chống dịch Covid-19

Môi trường 01/08/2020 13:42
aa
TTTĐ - Sáng nay (1/8), Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Phó Trưởng ban Thường trực Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp trực tuyến với 21 tỉnh, thành để ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó bão Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 6 tại tỉnh Quảng Ninh Hà Nội chủ động ứng phó bão “kép”

Từ ngày 1 - 5/8 mưa lớn diện rộng

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, ATNĐ hình thành tại vùng biển phía Đông Philippine ngày 28/7, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc vào Biển Đông và mạnh lên thành ATNĐ sáng 31/7/2020 với sức gió cấp 6-7, giật cấp 9.

Dự báo ngày 1/08/2020 sẽ mạnh lên thành bão (cấp 8, giật cấp 10), đi vào khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An (chiều 2/8).

Lúc 1h sáng sớm nay, ATNĐ ở vị trí ngang với tỉnh Quảng Bình, cách bờ biển nước ta 450 km về phía Đông.

Bão có phạm vi gió bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông, đổ bộ vào thời điểm triều cường lớn nhất trong tháng 8 tại Hòn Dấu, đỉnh triều 3,2-3,6m trong khoảng 15-18h ngày 2/8. Do đó, trong những ngày qua đã có mưa vừa, mưa to tại: Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước với lượng mưa 1-3 ngày trên 100-200mm. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 1-5/8, mưa lớn sẽ xảy ra trên diện rộng; Dự báo có 3 vùng trọng điểm mưa lớn là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Bộ. Có những nơi lượng mưa cực lớn. Trong khi đó đây là vùng có hoạt động kinh tế rộng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

4 tai cho ung pho bao ket hop phong chong covid 19
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường cho biết, có khả năng đây là cơn bão số 1 đổ bộ. Mặc dù cấp độ gió không phải quá lớn nhưng phạm vi ảnh hưởng của ATNĐ trên biển và đất liền rất rộng.

Gần 1.650 tàu thuyền còn hoạt động trên biển

Đại tá Phạm Xuân Diệu, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết hiện vẫn còn 1.642 tàu/8.986 lao động hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của ATNĐ có 8.737 lồng bè/10.667 lao động tập trung từ Quảng Ninh đến Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa.

4 tai cho ung pho bao ket hop phong chong covid 19 1
Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT phát biểu tại cuộc họp

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT cho biết, hiện vẫn còn 204 hồ chứa hư hỏng và 115 hồ chứa đang thi công cần lưu ý, tập trung chủ yếu ở Bắc bộ với 81 hồ chứa hư hỏng, 41 hồ đang thi công.

Chủ động, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương

Trước tình hình ATNĐ, công tác chỉ đạo ứng phó đang rất được quan tâm. Theo đó, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng thấp, sau mạnh lên thành ATNĐ, diễn biến mưa và chủ động biện pháp ứng phó.

Theo đó từ ngày 29 - 31/7 Ban chỉ đạo, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo đã ban hành Công điện số 05/CĐ-TW chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó với vùng áp thấp gần biển Đông và mưa lớn ở khu vực miền núi; Công điện số 06/CĐ-TW chỉ đạo bổ sung cho các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền, quản lý chặt chẽ việc ra khơi; các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau chủ động thông báo diễn biến gió mạnh trên biển đến các tàu thuyền hoạt động trên biển để chủ động ứng phó; Công điện số 07/CĐ-TW chỉ đạo các tỉnh có tàu thuyền trên biển, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; hồ đập… chủ động ứng phó.

Các Bộ đã ban hành công điện, công văn chỉ đạo ứng phó với ATNĐ, mưa lũ theo ngành dọc.

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến của ATNĐ, mưa lũ, cảnh báo thiên tai trong nước và quốc tế, tình hình tàu thuyền hoạt động trên biển trên các hệ thống theo dõi trực tuyến; kịp thời báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT.

Các địa phương đã chủ động triển khai công điện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT.

Ứng phó bão “4 tại chỗ” và phòng chống dịch Covid-19

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị các thành viên của Ban Chỉ đạo, thành viên Ủy ban Tìm kiếm cứu bạn và ứng phó sự cố, các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai các biện pháp ứng phó với phương châm "4 tại chỗ" gắn với phòng chống dịch Covid-19; đảm bảo yêu cầu giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của người dân và của Nhà nước.

4 tai cho ung pho bao ket hop phong chong covid 19
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo an toàn trên biển, hướng dẫn các tàu thuyền đang hoạt động ở vùng nguy hiểm vào nơi an toàn. Yêu cầu bảo vệ các lồng bè các khu vực nuôi biển.

Tại vùng đồng bằng, ven biển nơi có bão đổ bộ, Phó Thủ tướng yêu cầu sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, khu vực nhà ở không an toàn, đặc biệt là Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Ninh Bịnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương chủ động các biện pháp bảo vệ an toàn cho khách du lịch.

Đồng thời, các địa phương có biện pháp bảo vệ để sản xuất an toàn, bảo vệ công trình nhà ở của người dân, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, các khu công nghiệp, khu kinh tế... từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng...

Đối với khu vực miền núi, trung du thì hoàn lưu bão sẽ gây mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên đến 500mm nên cần chủ động sơ tán dân cư ra khỏi khu vực không an toàn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đặc biệt chú ý đến an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện. Xử lý nghiêm những chủ hồ không tuân theo đúng quy trình xử lý an toàn hồ đập. Theo dõi diễn biến động đất liên quan đến an toàn hồ đập.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần có phương án đảm bảo thông tin liên lạc để công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đạt hiệu quả.

Đọc thêm

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông Môi trường

Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ trên phạm vị các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội trong sáng 27/6.
Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở? Môi trường

Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở?

TTTĐ - Hàng nghìn mét khối đất, đá được Công ty TNHH Tuấn Dũng (tại TP Kon Tum) đổ xuống hai bên bờ sông với mục đích "kè sạt lở" khiến người dân lắc đầu ngao ngán.
Xem thêm