Tag

Tham gia thị trường tín chỉ các bon, phát huy lợi thế nông nghiệp

Môi trường 29/05/2024 18:00
aa
TTTĐ - Tại phiên thảo luận sáng nay (29/5), ĐBQH Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng, nước ta cần tham gia tích cực vào thị trường tín chỉ các bon, từ đó tăng vị thế cạnh tranh của nông sản Việt, mang lại giá trị gia tăng cao trong sản xuất nông nghiệp.
Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp Nhiều sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Tăng vị thế cạnh tranh của nông sản Việt

ĐBQH Nguyễn Thị Lan cho rằng, trong 12 giải pháp chủ yếu bao trùm các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã đề ra thời gian tới, giải pháp số 4 và 7 đã đề cập đến phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề giảm phát thải khí nhà kính và giao dịch tín chỉ các bon.

Đây là vấn đề rất quan trọng, cần thiết, phải được quan tâm thích đáng, kịp thời, thường xuyên để đảm bảo môi trường tự nhiên, ổn định đời sống kinh tế. Đặc biệt, điều này giúp ngành Nông nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức của cuộc cách mạng chuyển đổi xanh toàn cầu, tiếp tục giữ vị thế quan trọng trong bản đồ an ninh lương thực trên thế giới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan phát biểu tại nghị trường
ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu tại nghị trường

Phân tích về việc cần phải quan tâm đến giảm phát thải khí nhà kính và giao dịch tín chỉ các bon, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Lam cho biết, nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là lợi thế, trụ đỡ của nền kinh tế.

Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt khoảng 54 tỷ USD năm 2023, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Theo thống kê, nông nghiệp là ngành tạo ra phát thải lớn, khoảng 100 triệu tấn CO2 quy đổi (chiếm 30%) tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) của Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, để thực hiện cuộc cách mạng xanh toàn cầu và thực hiện cam kết NetZero về phát thải KNK, nhiều quốc gia trên thế giới (không ít nước được coi là thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam) đã xây dựng các rào cản kỹ thuật, hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Khoảng 30 nước trên thế giới đã triển khai tính thuế các bon. Cụ thể như, từ tháng 1/2025, Việt Nam muốn xuất khẩu nông sản vào một số thị trường cần chứng minh hàng hoá đó không xuất phát từ việc phá rừng…

“Đây là thách thức rất lớn đối với nhiều quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam, với doanh nghiệp nước ta. Nếu chúng ta không có kế hoạch và hành động cụ thể đối với sản xuất nông sản xuất khẩu gắn với giảm phát thải KNK thì khi xuất khẩu sẽ bị tính thêm thuế các bon. Từ đó sẽ làm tăng giá xuất khẩu và mất lợi thế cạnh tranh của nông sản, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia đã xây dựng hàng rào biên giới các bon.

Trước những thách thức như vậy, nếu chúng ta quan tâm sớm đúng hướng, làm một cách hiệu quả, đồng bộ có chiến lược, có kế hoạch rõ ràng để giảm phát thải KNK, tham gia tích cực vào thị trường tín chỉ các bon thì có thế phát huy lợi thế quốc gia nông nghiệp, tăng vị thế cạnh tranh của nông sản; mang lại giá trị gia tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, thu tiền từ các tín chỉ các bon”, ĐBQH Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

Nâng cao nhận thức người dân về thị trường các bon

ĐBQH Nguyễn Thị Lan cho rằng, nếu chúng ta quan tâm sớm đúng hướng, làm một cách hiệu quả, đồng bộ có chiến lược, có kế hoạch rõ ràng để giảm phát thải KNK, tham gia tích cực vào thị trường tín chỉ Cac bon thì có thế phát huy lợi thế quốc gia nông nghiệp
ĐBQH Nguyễn Thị Lan cho rằng, nếu chúng ta quan tâm sớm,đúng hướng, có chiến lược để giảm phát thải KNK, tham gia tích cực vào thị trường tín chỉ các bon thì có thể phát huy lợi thế quốc gia nông nghiệp

ĐBQH Nguyễn Thị Lan cũng đánh giá cao hành động của Chính phủ đã cam kết tham gia cuộc cách mạng xanh cùng với các nước trên thế giới tại COP26, COP 28 và sẵn sàng tham gia thị trường các bon.

Việt Nam đã xây dựng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và nghị định 06/2022/ND-CP quy định biện pháp giảm phát thải KNK và thiết lập thị trường giấy phép khí các bon…

Để giúp người dân hiểu sâu sắc về giá trị to lớn cũng như thách thức của việc giảm phát thải KNK, thị trường các bon và có thể thực hiện được cam kết của Việt Nam tại COP26, COP 28 ĐBQH Nguyễn Thị Lan kiến nghị: Chính phủ cần tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng của việc giảm phát thải KNK và thị trường các bon; giao các trường đại học, học viện nông nghiệp xây dựng các chương trình đào nâng cao nhận thức, cung cấp kiển thức cơ bản về thị trường các bon cho người dân, doanh nghiệp, HTX; giảng dạy cho sinh viên đại học, học sinh phổ thông.

Bên cạnh đó, chúng ta cần huấn thực hành ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp giảm phát thải KNK và giao dịch thị trường các bon.

Chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc tác động của quy định thị trường các bon ở một số quốc gia đến việc xuất khẩu nông sản Việt Nam khi quy định này được áp dụng từ tháng 1/2026. Từ đó, đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, các chính sách hấp dẫn, cụ thể, thiết thực để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào thị trường các bon.

Điều này vừa để phát triển bền vững, vừa làm gia tăng giá trị của ngành Nông nghiệp… trên cơ sở tham khảo bài học của các quốc gia EU, Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đại học đa ngành, trọng điểm quốc gia. Năm 2024, Học viện tuyển sinh 18 nhóm ngành với 43 ngành đào tạo.

Học viện áp dụng 4 phương thức tuyển sinh: Tuyển thẳng, Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (học bạ) và xét tuyển kết hợp.

https://daotao.vnua.edu.vn/xettuyen https://tuyensinh.vnua.edu.vn.

Đọc thêm

Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt Môi trường

Khai thác cát không đúng quy định Tổng Công ty Trường Sơn bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang có Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn về hành vi “Khai thác khoáng sản (cát sông) vượt quá độ sâu cho phép từ 2 mét đến dưới 5 mét", tại 3 khu mỏ trên địa bàn tỉnh.
Bắc Bộ duy trì tình trạng rét Môi trường

Bắc Bộ duy trì tình trạng rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn duy trì tình trạng rét với nền nhiệt có nơi dưới 13 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.
Vi phạm khai thác cát, Công ty Hải Đăng bị đề nghị xử phạt Nhịp sống phương Nam

Vi phạm khai thác cát, Công ty Hải Đăng bị đề nghị xử phạt

TTTĐ - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhận được Tờ trình của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần Hải Đăng.
Quảng Trị: Sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ công suất 1.800MW Xã hội

Quảng Trị: Sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ công suất 1.800MW

TTTĐ - Quảng Trị đã và đang nỗ lực để hiện thực hóa trong tương lai không xa trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước. Tỉnh dự kiến sẽ có 43 dự án điện gió trên bờ, 18 dự án thủy điện, 3 dự án điện điện mặt trời, đồng thời nhập khẩu điện từ Lào với công suất 2.000 MW.
Sở hữu mỏ đất, địa phương vẫn thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp Xã hội

Sở hữu mỏ đất, địa phương vẫn thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp

TTTĐ - Mặc dù trên địa bàn đang được cấp phép mỏ đất hơn 700 ngàn mét khối, nhưng huyện Duy Xuyên lại khan hiếm nguồn đất san lấp cho các dự án đầu tư công.
Đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công Môi trường

Đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công

TTTĐ - Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 140/TB-VP kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về việc cải tạo sông Tô Lịch và chỉnh trang khu vực hai bên sông Tô Lịch.
Hội An đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chống xói lở bờ biển Xã hội

Hội An đầu tư gần 1.000 tỷ đồng chống xói lở bờ biển

TTTĐ - Với tổng mức đầu tư lên tới 982 tỷ đồng, dự án "Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An" chính thức khởi động, đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo vệ bờ biển của địa phương này.
Bắc Bộ nhiệt độ tăng dần Môi trường

Bắc Bộ nhiệt độ tăng dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/3, nhiệt độ tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng dần, sáng sớm có sương mù, trời rét về đêm và sáng. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng khu vực Đông Nam Bộ nắng nóng.
Trồng hơn 40 nghìn cây gỗ lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu Môi trường

Trồng hơn 40 nghìn cây gỗ lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Ngày 20/3, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã triển khai trồng 41.175 cây thuộc 12 loài gỗ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Xuân Liên nhân Ngày Thế giới trồng cây. Hoạt động này giúp phủ xanh hơn 42ha rừng đặc dụng, tăng cường khả năng hấp thụ carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo môi trường sống an toàn cho các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Bắc Bộ sáng và đêm trời rét Môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét về đêm và sáng sớm với nền nhiệt có nơi dưới 12 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ dao động từ 34-36 độ C.
Xem thêm