Tag

Thận trọng khi quy hoạch, cấp phép đầu tư các dự án thủy điện trên thượng nguồn

Xã hội 01/11/2022 14:10
aa
TTTĐ - Nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa đã và đang được xây dựng trên thượng nguồn ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, vấn đề được - mất của thủy điện từ quy hoạch đến xây dựng cần phải được các địa phương tính toán một cách thận trọng.
Quảng Nam: Cảnh báo mưa lớn, hồ thủy điện được yêu cầu vận hành về mực nước thấp nhất Ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Thủy điện Mường Lầm
Ảnh tư liệu 10/2021 Thủy điện Đăk Mi 4 đang xả lũ đến 2.000m3/s (Ảnh: V.Q)
Ảnh tư liệu 10/2021 Thủy điện Đăk Mi 4 đang xả lũ

Bên cạnh lợi ích kinh tế của thủy điện mang lại, người dân vùng núi đang phải đối mặt với những hệ lụy từ việc mất rừng. Theo tính toán sơ bộ, nhà máy thủy điện nhỏ với công suất 3MW có thể đem lại doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/năm, nghĩa là một tỉnh càng có nhiều thủy điện nguồn thu ngân sách càng cao.

Cân nhắc được và mất từ thủy điện

Theo thống kê, hàng năm các nhà máy phát điện với sản lượng khoảng ba tỷ kW giờ; giải quyết việc làm ổn định cho hơn 700 lao động, trong đó hơn 300 là người địa phương. Mặt khác, nhà máy thủy điện đã góp phần điều tiết nguồn nước hiệu quả, cắt giảm lũ vào mùa mưa, tạo thuận lợi cho thủy lợi chống hạn.

Nhiều hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, y tế, trường học ở khu vực xây dựng nhà máy, các điểm tái định cư được đầu tư mới đã tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ, nuôi trồng thủy sản lòng hồ, cải thiện các chương trình phúc lợi xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương vùng dự án.

Mặc dù có nhiều mặt tích cực, nhưng hệ thống thủy điện đã lấy đi một diện tích rừng khá lớn (trung bình tạo ra 1MW điện phải đổi từ 1ha đến 10ha rừng) và tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân vùng hạ du, khiến cho bài toán nên hay không nên phát triển thủy điện luôn được nhắc tới.

Theo đó, lợi ích và nguy cơ khi triển khai, vận hành các dự án thủy điện đang song hành với nhau, giải quyết bài toán thiếu hụt năng lượng và cân bằng môi trường sống phải đặt trong mối tương quan, không đánh đổi môi trường bằng mọi giá để xây dựng dự án thủy điện.

Theo các Chuyên gia, thiên tai ngoài yếu tố khách quan, con người tác động vào tự nhiên bằng việc xây dựng các công trình khiến địa chất bị đứt gãy. Khi xây dựng công trình tác động vào tự nhiên chắc chắn sẽ tạo ra ảnh hưởng, các công trình thủy điện tại vùng núi cũng là một trong những yếu tố tác động vào tự nhiên, khi thiên tai ập đến, nguy cơ hiển hiện rất rõ.

Để thực hiện các dự án thủy điện, diện tích đất sản xuất của người dân bị thu hẹp, đa dạng sinh học trên dòng sông mất đi, tác động tiêu cực đến sinh kế người dân. Cụ thể như, vận hành mùa khô không đảm bảo dòng chảy tối thiểu tác động gây khô hạn nghiêm trọng vùng hạ du, tình trạng thiếu nước sinh hoạt phổ biến, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, không đủ nước tưới cho đồng ruộng.

Ngày 26/11/2020 UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo thu hồi quyết định cho doanh nghiệp thuê hơn 31.000m2 đất để xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Di 2 (Ảnh namtiengroup.com)
Nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa được xây dựng trên thượng nguồn sông các tỉnh miền núi (Ảnh namtiengroup.com)

Tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô và công suất khác nhau được quy hoạch và xây dựng, đặc biệt từ Quảng Bình đến Phú Yên. Thủy điện đóng góp khoảng 35 - 40 % sản lượng năng lượng quốc gia, số lượng gia tăng các nhà máy thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đặt ra các vấn đề môi trường - xã hội, với những hậu quả bất lợi đối với phát triển môi trường bền vững.

Để phát huy lợi ích và hạn chế tác động của thủy điện, việc vận hành hồ an toàn là vấn đề đặt ra. Trong quá khứ, các dự án thủy điện từng là tác nhân gây ra lũ lụt do quá trình vận hành máy móc, điển hình là tác động của những trận lũ dữ bất thường cho vùng hạ du, gây thiệt hại hoa màu hư hại gia súc…

Điển hình rủi ro công trình thủy điện, nứt rò rỉ thân đập, vỡ đập lún sụt vùng lân cận gây hoang mang cho người dân tại Thủy điện Sông Tranh 3/2012; Thủy điện Đăk Me 3 (Kon Tum) vỡ đập 11/2012; Thủy điện Đạm Bol (Lâm Đồng) vỡ đường ống 6/2011...

Trước đó, rạng sáng 25/5/2011 thủy điện An Khê- Kanat tại Gia Lai (do BQL dự án Thủy điện 7 làm chủ đầu tư) đã bất ngờ xả nước sai quy định khiến gần 50 ha hoa màu, 10 con trâu, bò và 62 máy nổ, máy bơm nước của hơn 140 hộ dân xã Đông và Nghĩa An (huyện Kbang) bị cuốn trôi, gây thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Các dự án thủy điện có thể là tác nhân gây ra lũ lụt do quá trình vận hành, vỡ đập, sụt lún…xuất hiện những trận lũ dữ bất thường, gây thiệt hại hoa mà, gia súc cho người dân (Ảnh minh họa)
Các dự án thủy điện có thể là tác nhân gây ra lũ lụt do quá trình vận hành, vỡ đập, sụt lún (Ảnh minh họa)

Hàng loạt dự án thủy điện bị loại bỏ

Theo Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, tính đến 12/2020 Quảng Nam chỉ còn 46 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch được duyệt. Trong đó, có 10 thủy điện bậc thang trên hệ thống lưu vực sông Vu Gia và Thu Bồn do Bộ Công thương quản lý và 36 dự án vừa và nhỏ (chủ yếu là thủy điện nhỏ) do tỉnh quản lý.

Thủy điện đóng góp bình quân 0,8 tỷ đồng/1MW/năm (gồm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, dịch vụ chi trả môi trường rừng và tiền thuê đất, thuê diện tích mặt nước). Khi đi vào hoạt động, tất cả dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh sẽ tạo nguồn thu ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng/năm.

Thực tế hiện nay, hầu hết dự án thủy điện nhỏ và vừa việc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa nhận diện đầy đủ các tác động, ảnh hưởng của dự án đến công trình hạ tầng, chưa đánh giá đúng về tốc độ bồi lắng lòng hồ và chưa thống kê cụ thể giải pháp khắc phục…

Mặt khác, việc chấp hành pháp luật của một số chủ đầu tư chưa tốt, chưa thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa, gây ảnh hưởng môi trường thủy sinh, cạn kiệt nguồn lợi thủy, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Ông Mạc Vĩnh Châu - Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng và Kỹ thuật, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, cho biết đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất loại bỏ ra khỏi quy hoạch hàng chục dự án thủy điện nhỏ, quan điểm nhất quán của tỉnh là dứt khoát từ chối các dự án thủy điện nhỏ “đụng” đến các khu dân cư, đất rừng, khu bảo tồn thiên nhiên

Tại xã Phước Mỹ (huyện Phước Sơn) 2 dự án thủy điện nhỏ là Đắk Se 2 và Đắk Se; 4 dự án Sông Giằng 1, Sông Giằng 2, Sông Giằng 3 và Sông Giằng 4 thuộc địa bàn huyện Nam Giang cũng đã bị UBND tỉnh Quảng Nam từ chối, do ảnh hưởng đến vùng lõi lẫn vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

Việc tổ chức vận hành thủy điện phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ du
Việc tổ chức vận hành thủy điện phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ du

Về quy hoạch thủy điện đến năm 2030, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh có 16 dự án thủy điện vừa và nhỏ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với tổng công suất thiết kế là 223,6MW. Tất cả dự án này đều phải được rà soát, để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tiếp tục cân nhắc.

Theo EVN Việt Nam, để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, đảm bảo an ninh năng lượng cho các hoạt động sản xuất và phù hợp với nhu cầu sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng các hoạt động dân sinh. Bộ TN&MT cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép điều chỉnh tạm thời (đến hết tháng 10/2022) chế độ vận hành các hồ chứa lớn, quan trọng trong điều kiện bình thường.

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm