“Thánh nện đàn” K-ICM - Nguyễn Bảo Khánh bức xúc vì facebook bị giả mạo
![]() |
Nguyễn Bảo Khánh - KICM
“Trắng trợn” giả mạo facebook để “Câu like”
Biệt danh "thánh nện đàn" là biệt danh do người hâm mộ dành tặng, thể hiện khả năng chơi đàn có 1 - 0 - 2 của Bảo Khánh (chàng trai đến từ Sóc Trăng). Được khán giả biết đến trong hình ảnh quen thuộc với khả năng chơi nhạc cực hay vì vậy giây phút ngẫu hứng chàng trai trẻ khoe giọng hát phía sau vô lăng mới đây nhanh chóng nhận được sự quan tâm.
Thời gian qua, với sức nóng của những bản cover của Nguyễn Bảo Khánh đã xuất hiện một loạt các tài khoản trên youtube đăng tải lại các clip của Nguyễn Bảo Khánh nhằm thu lợi bất chính từ quảng cáo và chính sách chi trả lợi nhuận từ Youtube. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho hình ảnh cá nhân nghệ sĩ mà đây còn là hành vi ăn cắp tác quyền nghiêm trọng nhằm trục lợi bất chính.
Trang cá nhân Facebook chính thức duy nhất của K-ICM
Nguy hiểm hơn trên mạng xã hội faecbook còn xuất hiện một loạt các tài khoản giả mạo khiến hình ảnh của Nguyễn Bảo Khánh bị lợi dụng. Hiện Khánh chỉ sở hữu duy nhất trang cá nhân facebook có địa chỉ https://www.facebook.com/khanh.nguyenkeyboard; với hình ảnh đại diện là khuôn mặt chàng nghệ sĩ trẻ với hơn 700 nghìn lượt người hâm mộ theo dõi. Tuy nhiên thời gian qua trên mạng xã hội facebook đã xuất hiện hàng loạt các tài khoản mang tên và hình ảnh của Nguyễn Bảo Khánh như: https://www.facebook.com/baokhanh.official/; https://www.facebook.com/Nguy%E1%BB%85n-B%E1%BA%A3o-Kh%C3%A1nh-Th%C3%A1nh-N%E1%BB%87n-%C4%90%C3%A0n-705013146355322/. Đây hoàn toàn là những trang cá nhân giả mạo, lấy hình ảnh cá nhân của Khánh để lừa gạt người xem.
Nội dung của những tài khoản này hầu hết đều đăng tải lại các video của Nguyễn Bảo Khánh nhằm mục đích “Câu like, câu view” nhằm thu hút người xem và thu lợi bất chính từ tài khoản này. Nguy hiểm hơn, những tài khoản giả mạo này còn liên tục đăng tải kiểu “mời gọi, xin like” với những ca khúc hay tác phẩm của K-ICM hay thậm chí cả những hình ảnh, hoạt động thường ngày của Khánh khiến hình ảnh nghệ sĩ trở nên méo mó đối với người hâm mộ.
Trước sự việc này, K – ICM Nguyễn Bảo Khánh bức xúc cho rằng việc mạo danh tên tuổi các nghệ sĩ, tạo cảnh “thật giả lẫn lộn” khiến người bị mạo danh bị ảnh hưởng đến hình ảnh, khó tránh khỏi bị hiểu lầm. Điều này khiến khán giả không phân biệt được đâu là thật đâu là giả, đánh giá sai về con người, mất niềm tin vào nghệ sĩ. Vì sự giả mạo mà hình ảnh nghệ sĩ bị sứt mẻ trong mắt khán giả. Qua đây nghệ sĩ trẻ Nguyễn Bảo Khánh cũng “khuyến cáo” người hâm mộ cẩn thận, không tin theo các trang facebook giả mạo đang kêu gọi mọi người share, like nhằm trục lợi.
Hàng loạt các trang facebook giả mạo K-ICM
Có thể khởi tố hình sự
Liên quan tới vụ việc, trao đổi với một số chuyên gia trong ngành Tư pháp, được biết, việc mạo danh người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự.
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nghiêm cấm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.Cá nhân, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 77 Luật Công nghệ thông tin năm 2006).
Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/ 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 66); hành vi “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 3 Điều 64).
Các tài khoản trên Youtube đăng tải lại các clip của K-ICM
Bên cạnh đó, tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm từ việc giả mạo tài khoản mạng xã hội của người khác, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu theo một hoặc những tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS).
Cụ thể, nếu giả mạo xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 BLHS, hình phạt tối đa đến 7 năm tù; hoặc “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo Điều 226 BLHS (hình phạt tối đa đến 7 năm tù); “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo Điều 226b BLHS…
Nhìn chung, với sự phát triển của internet nói chung và mạng xã hội hiện nay, để hạn chế việc giả mạo người khác cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác trên môi trường mạng thì các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm và quyết liệt hơn nữa đối với các hành vi vi phạm; người bị xâm phạm cũng cần có thái độ tích cực ngăn chặn hành vi vi phạm, có biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm, tránh trường hợp đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của hành vi giả danh, giả mạo dẫn tới không có động thái quyết liệt, để hậu quả xảy ra mới tìm cách giải quyết…
Nguyễn Cúc
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới đoàn viên, người lao động

Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội, an toàn lao động

Vinh danh 23 tác phẩm xuất sắc và phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025

Phát triển hơn 35.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT trong ngày ra quân toàn quốc

Quy định mới về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người tham gia bảo hiểm

Tập huấn chính sách pháp luật cho 200 cán bộ Công đoàn

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng
