Tag

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh

Xã hội 17/03/2023 16:44
aa
TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Hà Nội phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô.
Tuổi trẻ Thủ đô hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng Nông thôn mới” Hành động quyết liệt, sắt son một lòng, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, hiện đại Sửa đổi Luật Thủ đô, xây dựng thể chế vượt trội cho sự phát triển Huyện Mê Linh sắp chi trả hơn 1.000 tỷ đồng GPMB phục vụ đường Vành đai 4

Sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập

Thực hiện Kế hoạch số 52/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), ngày 17/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII ban hành năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013. Qua hơn 9 năm thực hiện, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và Nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Các chính sách, cơ chế quy định trong Luật đã góp phần giúp thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, mặt khác cũng đã bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới. Do đó, việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô là việc hết sức cần thiết.

Để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hướng tới mục tiêu nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải phát biểu khai mạc hội thảo

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, cơ quan xây dựng Dự thảo đã rà soát, tổng hợp, hoàn thiện và kết cấu lại thành 9 nhóm chính sách lớn trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Quan điểm và nguyên tắc là bảo đảm không trái Hiến pháp, đặc biệt là khắc phục những tồn tại và vướng mắc của Luật năm 2012, đó là tính đặc thù vượt trội, ưu tiên áp dụng và vấn đề liên kết vùng; bảo đảm đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng; Chỉ lựa chọn và chọn những nội dung đặc thù, vượt trội với pháp luật hiện hành hoặc chưa có quy định để lựa chọn đưa vào luật; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội…

Tập trung vào những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) nên tập trung vào những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội và có trọng tâm, trọng điểm. Ví dụ như chính sách cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đi sâu tập trung vào một số lĩnh vực cần nhân lực chuyên môn sâu, cao như lĩnh vực quy hoạch quản lý đô thị, giao thông đô thị và quản lý xử lý môi trường, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ…

“Hà Nội nên thành lập những trung tâm, viện nghiên cứu trực thuộc UBND thành phố để nghiên cứu đưa ra những giải pháp giúp lãnh đạo thành phố quyết định những chương trình, dự án khả thi tiếp cận thực tế và tiếp cận công nghệ hiện đại của các nước phát triển. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể là những chuyên gia, nhà khoa học ở những nước tiên tiến, những người có kinh nghiệm làm việc chuyên môn có thực tế về làm giám đốc trung tâm hoặc viện trưởng để họ có thể chủ động thực hiện những chương trình, kế hoạch của mình đáp ứng đặt hàng của thành phố”, ông Rao nhấn mạnh.

Đề cập đến chính sách liên kết, phát triển vùng, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đây là chính sách có tính đặc thù với Thủ đô Hà Nội, tạo điều kiện để thực hiện vị thế Hà Nội và cả nước vì Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn tới rất cần có chính sách, kế hoạch đặc thù của Thủ đô không chỉ với Vùng Thủ đô (10 tỉnh, thành), mà còn với vùng đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố). Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, để phát triển tổng thể, hữu cơ thành một thể thống nhất các vùng nêu trên, cần xác lập vai trò Thủ đô trong quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, liên kết các tỉnh trong vùng và điều phối phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng, quản lý phân bổ dân cư, phát triển đô thị bền vững...

Góp ý về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, môi trường Thủ đô phải coi là một điểm nhấn trong Luật sửa đổi lần này để giải quyết các vấn đề cụ thể: Nước, không khí, chất thải rắn… Tuy nhiên, trong 9 chính sách được nhấn mạnh trong xây dựng luật, không có chính sách riêng nào cho vấn đề môi trường Thủ đô, mà nằm rải rác, mờ nhạt hoặc chung chung ở các chính sách khác, thậm chí thiếu vắng trong nhiều đề xuất cơ chế đặc thù.

Ông Tùng đề nghị, nên đánh giá cụ thể vướng mắc về mặt chính sách, thể chế liên quan đến môi trường nước, không khí, chất thải rắn trên cơ sở nghiên cứu kỹ Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022 và một số văn bản liên quan khác, đồng thời đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể đặc thù để giải quyết các vấn đề ở mức Luật và các văn bản dưới luật.

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao hoan nghênh các đề xuất, kiến nghị tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học với thành phố và cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội sẽ tổng hợp để gửi tới các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trình Trung ương xem xét.

Đọc thêm

Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè Xã hội

Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè

TTTĐ -Theo dự báo, trong những tháng cao điểm của mùa hè, nhu cầu tiêu thụ nước sạch của người dân Thủ đô tăng cao. Để đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn và ứng phó với các tình huống thiếu nước cục bộ có thể xảy ra, UBND thành phố Hà Nội có các giải pháp đảm bảo nước sạch phục vụ Nhân dân.
Tạm dừng công tác điều hành đối với 3 Chủ tịch UBND xã Xã hội

Tạm dừng công tác điều hành đối với 3 Chủ tịch UBND xã

TTTĐ - Sáng 6/5, huyện Quốc Oai đã ra thông báo về việc tạm dừng công tác điều hành đối với Chủ tịch UBND các xã Hưng Đạo, Hòa Thạch và Ngọc Mỹ để tập trung xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024 Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào top các địa phương dẫn đầu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS Đô thị

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên Hải Phòng đạt vị trí số 1 ở cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất cấp quốc gia, tạo dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện rõ nét những chuyển biến mạnh mẽ trong quản trị và điều hành của chính quyền thành phố .
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

TTTĐ - Sáng nay, Lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025 đã diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 6 và 7/5, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình được dự báo có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi Xã hội

68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi

68 cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thuộc Công an tỉnh Lâm Đồng vừa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có 2 trưởng phòng, 35 phó trưởng phòng và nhiều chỉ huy cấp đội, xã.
Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất Đô thị

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh "điểm nóng".
Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 5/5, Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải Xã hội

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

TTTĐ - Ngày 7/5, UBND tỉnh Điện Biên sẽ khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
Xem thêm