Tag

Thảo luận về Luật Tố cáo (sửa đổi): Nhiều quy định chưa thể thống nhất

Thời sự 16/06/2017 21:35
aa
TTTĐ.VN - Chiều 16/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu, Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo Luật.

Thảo luận về Luật Tố cáo (sửa đổi): Nhiều quy định chưa thể thống nhất


Phải rõ cơ chế bảo vệ người tố cáo

Nhiều ĐBQH cho rằng, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa quy định cụ thể, chưa đánh giá kỹ tác động, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khó bảo đảm tính khả thi. Một trong những nội dung đó là cơ chế bảo vệ người tố cáo.


Thảo luận về Luật Tố cáo (sửa đổi): Nhiều quy định chưa thể thống nhất
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà


ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Ninh Thuận) cho rằng, trong thực tế, nhiều trường hợp người cung cấp thông tin liên quan đến việc tố cáo không phải là người thân thích của người tố cáo mà chỉ là bạn bè, đồng nghiệp… Tuy nhiên, trong toàn bộ Chương 6 về bảo vệ người tố cáo không có quy định về đối tượng này, vậy họ được bảo vệ không? ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà cũng băn khoăn về tính khả thi của quy định tại các Điều 45, 46, 47 của dự thảo Luật, người tố cáo hoặc người thân thích của người tố cáo được quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi họ cư trú, làm việc, học tập… áp dụng các biện pháp bảo vệ họ. Trên thực tế rất khó thực hiện quy định này vì phải xác định lại yêu cầu này có căn cứ hay không, và ai sẽ ra quyết định áp dụng thực hiện bảo vệ?

Nhận định các quy định bảo vệ người tố cáo là vô cùng quan trọng, ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) nhấn mạnh, đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật như phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, do mô hình cơ quan, tổ chức giải quyết đơn thư tố cáo thường là tập thể, nên quy định về bảo vệ người tố cáo khó được bảo đảm, đề nghị cần xây dựng quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo.

Theo ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An), mặc dù dự thảo Luật đã dành một chương riêng để quy định về bảo vệ người tố cáo nhưng các quy định này chưa xác định rõ cơ quan nào có trách nhiệm chính trong bảo vệ người tố cáo. Mặt khác, việc quy định các biện pháp để bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm cơ quan Nhà nước tại Điều 40 của dự thảo Luật chưa đủ mạnh, chưa thể bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người tố cáo. ĐB đề nghị, cần nghiên cứu để quy định rõ trong dự thảo Luật cơ quan đầu mối có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng, các quy định tại Chương 6 còn chung chung, thiếu tính khả thi. Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi, cần quy định cụ thể hơn theo hướng các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thụ lý giải quyết tố cáo và khi có yêu cầu của người tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo cần ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ dựa trên cơ quan công an cùng cấp…

Không cho phép tố cáo qua thư điện tử là một sai lầm?

Dự thảo luật quy định 2 hình thức tố cáo là tố cáo trực tiếp và qua đơn tố cáo. Nhiều ĐB tán thành quy định nhưng này nhưng cũng nhiều ĐB cho rằng, cần mở rộng hình thức tố cáo, đề nghị nên xem xét thêm các hình thức tố cáo qua mail, điện thoại.. để tạo thuận lợi cho người tố cáo.

ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cho rằng, nếu chỉ chấp nhận 2 hình thức tố cáo trực tiếp và có đơn là quá lạc hậu so với thời cuộc, nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay. Đó là chưa kể, luật phòng chống tham nhũng cũng đã cho phép tố cáo qua mail, điện thoại...có ghi danh. Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể cho rằng, nếu luật thông qua mà không cho phép tố cáo qua thư điện tử là một sai lầm. “Đó là một hình thức để người tố cáo tự bảo vệ mình, tránh được trả thù. Những nước xây dựng Chính phủ điện tử thì người ta tố cáo bằng gì, chính là bằng thư điện tử. Trong thời đại này thì tố cáo qua thư điện tử là văn minh nhất”, ông Thể nói.

ĐB nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, hình thức nào không quan trọng, vấn đề là phải chính danh. “Anh có thể tố cáo qua điện thoại, tin nhắn, mail.. nhưng phải chính danh. Nếu mà không chính danh, lợi dụng danh người khách để tố cáo thì bị xử phạt nghiêm”, ĐB Anh Trí đề nghị.

Ở chiều ngược lại, ĐB Trần Văn Mão (Nghệ An) cùng quan điểm không đồng ý có hình thức tố cáo qua điện thoại, mail vì có nhiều trường hợp lợi dụng số điện thoại, mail của người khác để tố cáo. Các ĐBQH cũng đề nghị phải có cơ chế đủ mạnh để bảo vệ người tố cáo.

Một vấn đề được các ĐBQH tranh luận sôi nổi nhất là có nên chấp nhận tố cáo nặc danh hay không.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng, khi có đơn tố cáo thì phát sinh quan hệ giữa người tố cáo và người giải quyết tố cáo, nhưng nếu chấp nhận tố cáo nặc danh thì mất một chủ thể trong quan hệ này. Vì vậy, không cần luật hóa tố cáo nặc danh, mà có thể có hình thức khác, ví dụ xem nội dung tố cáo nặc danh như một tài liệu để tham khảo.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ĐB cho rằng, cần chấp nhận tố cáo nặc danh có chứng cứ, nội dung rõ ràng.

ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, sự trả thù người tố cáo rất văn minh: Trả thù bằng cách gọi người tố cáo lên khen rất dũng cảm, tinh thần đấu tranh rất cao, sau đó.. cho đi học lý luận. Học lý luận xong lại cho xuống cơ sở để học thêm thực tiễn ở những nơi rất khó khăn mà không quan tâm đến. Sau khi để cho quá khó khăn thì lại đưa về và giang tay bố trí cho một công việc nào đó. Sự trả thù đó vô cùng khủng khiếp mà người tố cáo chỉ biết ngậm đắng nuốt cay.

ĐB cho rằng, chỉ có người trong cuộc mới biết hậu quả của việc tố cáo mà bị trù dập. “Đó là cách mà nhiều người bất bình với tiêu cực nhưng vẫn phải chọn cách tố cáo nặc danh”, ĐB Bùi Văn Phương chỉ ra.

Vì vậy, theo ĐB Bùi Văn Phương, dù không chấp nhận xem xét giải quyết đơn tố cáo nặc danh nhưng vẫn nên có hình thức để tố cáo nặc danh được tồn tại, nhất là cũng có giá trị cảnh báo với người bị tố cáo.

Tin liên quan

Đọc thêm

Chính phủ được ban hành nghị quyết để sửa luật Tin tức

Chính phủ được ban hành nghị quyết để sửa luật

TTTĐ - Quốc hội thông qua nghị quyết cho phép Chính phủ được ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật để sửa đổi một số điều tại các luật, nghị quyết của Quốc hội trong thời gian chưa kịp sửa đổi.
"Chốt" mô hình Tòa án Nhân dân 3 cấp, có hiệu lực từ 1/7 Tin tức

"Chốt" mô hình Tòa án Nhân dân 3 cấp, có hiệu lực từ 1/7

TTTĐ - Chiều 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND). Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Vận hành mô hình chính quyền hai cấp bảo đảm chất lượng, thông suốt Tin tức

Vận hành mô hình chính quyền hai cấp bảo đảm chất lượng, thông suốt

TTTĐ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã nhấn mạnh như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp chuyên đề tháng 6 và kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND TP, diễn ra sáng nay (24/6).
Hà Nội sẽ tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Tin tức

Hà Nội sẽ tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội

TTTĐ - UBND thành phố vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề cương không gian triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025)”.
Chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp Tin tức

Chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Thành phố Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cả về con người, cơ sở vật chất… để sẵn sàng vận hành tốt mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7.
Thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) với nhiều quy định mới Tin tức

Thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) với nhiều quy định mới

TTTĐ - Sáng 24/6, với 418/423 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Nới điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam Tin tức

Nới điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

TTTĐ - Sáng nay 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc Tin tức

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc

TTTĐ - Sáng 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Thiên Tân (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến ngày 27/6 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới Borge Brende.
Đẩy mạnh tuyên truyền triển khai chính quyền địa phương 2 cấp Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền triển khai chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch “Tổ chức tuyên truyền trước, trong và sau sự kiện công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Quyết định của TP về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã”.
Phân công các Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách 126 xã, phường Tin tức

Phân công các Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách 126 xã, phường

TTTĐ - Ngày 23/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 3439 QĐ-UBND về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND thành phố, các Phó Chủ tịch UBND thành phố và Ủy viên UBND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.
Xem thêm