Tag

Thấu hiểu thế hệ Z trong kỷ nguyên 4.0

Giáo dục 19/09/2018 12:04
aa
TTTĐ - Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra mới đây tại Hà Nội, một trong những chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm đó là “Phương pháp học mới”. Những trao đổi xoay quanh việc tìm ra phương cách tiếp cận nhanh, chính xác, hiệu quả đối với thế giới việc làm đang không ngừng thay đổi.

Thấu hiểu thế hệ Z trong kỷ nguyên 4.0

Phiên thảo luận trong Diễn đàn Kinh tế thế giới ngày 12/9/2018 tại Hà Nội

Các đại diện đến từ 10 nền kinh tế ASEAN đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc phân tích thực trạng và xây dựng lộ trình học tập phù hợp nhằm chuẩn bị một lực lượng lao động ở các quốc gia ASEAN trong thời đại kỷ nguyên số. Phiên thảo luận chính theo chủ đề này diễn ra trong bối cảnh những thay đổi mang tính đột phá đối với các mô hình kinh doanh, gây tác động rõ rệt lên bức tranh toàn cầu và cả khu vực trong nhiều năm tới.

Đồng quan điểm và với mục tiêu đóng góp tích cực cho thế hệ làm chủ Thị trường lao động trong tương lai: Thế hệ Z (sinh năm 1996 - 2010), đại diện cấp cao của ManpowerGroup Việt Nam, ông Simon Matthews và bà Lê Thị Kim đã đưa ra những phân tích về cấp độ tiếp cận học hỏi và phương pháp học phù hợp cho thế hệ này để định hướng và tiếp năng lượng, tăng nhiệt huyết để đón nhận những tri thức mới trong kỷ nguyên số. Theo đó, thế hệ Z tại các nước trong khu vực đang có 2 xu hướng và được phân loại thành hai nhóm chính.

Nhóm thứ nhất, thế hệ Z tại các nước phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật, Singapore. Nhóm này rất quen thuộc và bắt nhịp với sự đột phá về công nghệ, cập nhật nhanh với tri thức mới, kỹ năng mới. Đây là những cá nhân sẵn sàng học hỏi, nhạy bén với sự thay đổi và thậm chí dự đoán được sự ra đời của những kỹ năng mới trong tương lai. Cũng bởi nhạnh nhạy và dự đoán trước được xu hướng kỹ năng mới nên các em trở nên thiếu kiên nhẫn trong việc dành thời gian luyện tập thành thạo một kỹ năng hiện tại. Thách thức cho nhóm này chính là tạo môi trường học hỏi và tính kiên trì để đạt đến sự thành thạo các kỹ năng hiện tại.

Nhóm thứ hai, thế hệ Z tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cambodia… còn e dè trong việc phân tích luồng tri thức phù hợp để tiếp cận và mơ hồ khi quyết định những kỹ năng nào cần phải có. Ở những nước này, các em chưa quen thuộc với tư duy “học liên tục, học cả đời”. Vẫn còn tình trạng lấy bằng tốt nghiệp chuyên nghiệp là dừng học, bằng lòng với kiến thức đã có và chưa có nhiệt huyết tìm tòi, học hỏi, cập nhật kỹ năng để đáp ứng thị trường lao động đang không ngừng nâng cao. Xây dựng niềm đam mê, tư duy học tập không ngừng, hình thành phương pháp học hiệu quả sẽ giúp thị trường lao động có một thế hệ Z trưởng thành trong nhận thức, đáp ứng được yêu cầu đào tạo không ngừng của thị trường.

Trong một nghiên cứu mới “Siri, Find Me a New Job” (1), ManpowerGroup xác định rõ một nhóm các ứng viên mới gọi là “Early HR Technology Adopters” (Người tiên phong tìm việc bằng công nghệ mới). Nhóm ứng viên này bao gồm những người sử dụng ít nhất 3 loại công nghệ khi tìm việc trong sáu tháng đầu năm 2018, bao gồm ứng dụng di động (apps), quảng cáo trên mạng xã hội, hội chợ việc làm ảo, tin nhắn qua smartphone, phỏng vấn trên video, chat trên web của nhà tuyển dụng, trò chơi hoặc những bài kiểm tra kỹ năng hoặc tìm kiếm bằng giọng nói thông qua chương trình hỗ trợ ảo.

Nhóm ứng viên mới này rất đặc thù, họ thường trẻ tuổi, sống ở các khu vực thành thị, di chuyển nhiều và bao gồm cả sinh viên. 29% nhóm này thuộc thế hệ Z (18 – 21 tuổi) và 35% thuộc thế hệ Y (22 – 34 tuổi). 86% trong số họ sẵn sàng làm việc tại các thành phố, lãnh thổ và quốc gia khác. Đối với họ, công nghệ là yếu tố tạo nên sự linh động về nơi chốn trong tìm việc.

Ông Simon Matthews, đại diện cấp cao của ManpowerGroup Việt Nam, tại phiên thảo luận
Ông Simon Matthews, đại diện cấp cao của ManpowerGroup Việt Nam, tại phiên thảo luận

Từ thực tiễn của các nhóm cộng với các nghiên cứu trong diện rộng, đại diện ManpowerGroup Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác trong khối ASEAN nhằm tăng cường "khả năng học hỏi suốt đời” của người lao động để luôn duy trì được việc làm trong một thế giới công việc thay đổi không ngừng. Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, có tới 56% số việc làm hiện nay ở Việt Nam, Cambodia, Indonesia, Philippines, Thái Lan sẽ bị thay thế.

Để cạnh tranh trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các nước ASEAN cần tập trung đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực, trong đó "khả năng học hỏi suốt đời" là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ASEAN trở thành công xưởng công nghệ cao của thế giới và nền tảng cho nền kinh tế khu vực. ManpowerGroup cũng cung cấp một công cụ test “Khả năng học hỏi” (Learnability) (3) để giúp người lao động nhận biết được: Khả năng học hỏi của bạn đến đâu?; Điểm mạnh và điểm yếu trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới của bạn; Cách khắc phục để giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với kỹ năng mới là gì.

Tin liên quan

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm