Tag

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số

Xã hội 03/10/2023 13:19
aa
TTTĐ - Ngày 3/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số năm 2023, tại huyện Ba Vì.
Cùng công nghệ 4.0, phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tự kinh doanh và thoát nghèo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau” Ưu tiên thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số
Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội giao lưu cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Thực hiện Kế hoạch số 257 ngày 3/10/2022 về triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số và cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số”.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu khai mạc ngày hội

Phát biểu khai mạc ngày hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số là dịp để tôn vinh, giới thiệu những đóng góp tích cực của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những mô hình, cách làm hay của các xã miền núi huyện Ba Vì trong việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số
Một tiết mục đặc sắc tại ngày hội

Bà Lê Kim Anh cũng cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã cùng các Sở, ngành, UBND 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ) chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các nội dung Dự án 8 một cách nghiêm túc; Tập trung cao cho công tác tập huấn, hướng dẫn, triển khai mô hình điểm, huy động được sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và cộng đồng vào việc xây dựng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, huyện Ba Vì, địa bàn chiếm 50% tổng số các xã thực hiện Dự án 8 đã vào cuộc với quyết tâm cao và cách làm phù hợp.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số
Phần thi xử lý tình huống của xã Yên Bài

Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số năm 2023 bao gồm hoạt động trưng bày sản phẩm sáng tạo, sản phẩm nghề truyền thống là phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Ba Vì và cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” với sự tham gia của 7 đội, đại diện cho 7 xã dân tộc thiểu số huyện Ba Vì.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh và Bí thư Huyện ủy Ba Vì Dương Cao Thanh trao giải Nhất cho đội thi xã Vân Hòa

Tại cuộc thi, 7 đội đã trải qua 3 phần thi: Tìm hiểu kiến thức, xử lý tình huống và nét đẹp văn hóa dân tộc. Thông qua cuộc thi, đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt của Dự án 8 có cơ hội giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Kết quả, giải Nhất thuộc về đội thi xã Vân Hòa; Giải Nhì thuộc về đội thi xã Ba Vì, Tản Lĩnh...

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã chủ động tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện các nội dung Dự án 8, trong đó tập trung cao cho công tác tập huấn, hướng dẫn, triển khai mô hình điểm như “tổ truyền thông cộng đồng”, “CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi”, “Địa chỉ tin cậy”; Cụ thể hóa các nội dung, chỉ tiêu thực hiện Dự án 8 gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Đọc thêm

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

TTTĐ - Chiều 26/7, người dân Thủ đô đứng dọc hai bên tuyến đường đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhân dân Thủ đô bật khóc tiễn biệt người con ưu tú của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng...
Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến Muôn mặt cuộc sống

Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến

TTTĐ - Từ trưa 26/7, mặc dù trời Hà Nội nắng như “đổ lửa” nhưng đông đảo người dân đã có mặt dọc các tuyến đường khu vực đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - gần Nghĩa trang Mai Dịch để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Ngay từ sớm, lực lượng Công an TP Hà Nội đã triển khai phương án chốt trực ở khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm