Tag
Các trường giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm tốt nghiệp THPT:

Thêm cơ hội cho thí sinh những ở kỳ thi riêng của trường đại học

Giáo dục 24/02/2022 21:44
aa
TTTĐ - Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của nhiều trường đại học, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh. Với đa phương thức xét tuyển trong tuyển sinh đại học năm nay, thí sinh cần làm gì để có thể đỗ vào một trường đại học mà mình mong muốn?
Thí sinh Hà Nội giành giải nhất Liên hoan báo cáo viên toàn quốc Đại học Quốc gia Hà Nội hỗ trợ 50% kinh phí cho thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực Hà Nội: Hơn 49.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng

Đa phương thức xét tuyển

Theo đề án tuyển sinh năm 2022 đã được các trường công bố đến thời điểm này, nhiều trường đã sử dụng đa phương thức xét tuyển và cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2022, ĐH Ngoại thương có 6 phương thức tuyển sinh với 4.050 chỉ tiêu. Cụ thể là Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không; Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trong năm 2022… Chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng giảm hơn những năm trước.

Nhiều trường đại học giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm tốt nghiệp THPT
Nhiều trường đại học giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2022 dự kiến tuyển 2.265 chỉ tiêu hệ đại học chính quy theo 5 phương thức gồm tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh riêng của trường; xét tuyển 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập loại giỏi của 5 học kỳ bậc THPT; chỉ xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo một số tổ hợp.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến sẽ tuyển khoảng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm đến 80 đến 85%. Với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT trường dành chỉ tiêu 10 - 15% chỉ tiêu, thấp nhất từ trước đến nay. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm điểm ưu tiên.

Năm 2022, Trường Đại học Mở Hà Nội dự kiến tuyển sinh 18 ngành, 3.000 chỉ tiêu với các hình thức: Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét kết quả học tập bậc THPT và xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Trường Đại học Mở Hà Nội dành tối đa 5% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, trường thực hiện quy đổi điểm ngoại ngữ cho các thí sinh có chứng chỉ quốc tế và không sử dụng kết quả miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Có thể thấy, trong đề án tuyển sinh năm nay của các trường, điểm chung là giảm sâu chỉ tiêu xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp các chứng chỉ quốc tế.

Cơ hội nào cho thí sinh?

Trước đó Bộ GD&ĐT đã khuyến khích các trường thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh; tuyển sinh theo đề án của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức tuyển sinh.

Cùng với đó, Bộ cũng khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Từ cơ sở này, năm 2022, nhiều trường đại học công bố phương thức tuyển sinh, nhất là những trường top trên đã “mạnh tay” cắt giảm chỉ tiêu đối với phuowng thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Các kỳ thi riêng của nhiều trường đại học sẽ là cơ hội cho thí sinh trong tuyển sinh đại học năm 2022
Các kỳ thi riêng của nhiều trường đại học sẽ là cơ hội cho thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022

Trước những hình thức tuyển sinh đa dạng của các trường đại học, không ít phụ huynh và thí sinh tỏ ra bối rối. Điều họ lo lắng là, với việc học hành trực tuyến như năm nay, lựa chọn phương án nào để có nhiều cơ hội trúng tuyến…

Chị Nguyễn Thị Cúc ở quận Cầu Giấy cho biết: “Nếu như mọi năm các trường xét tuyển chủ yếu dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT thì năm nay, phương án xét tuyển này được các trường giảm sâu. Quá nhiều hình thức xét tuyển khiến tôi không biết nên định hướng cho con như thế nào. Sức học của con gái tôi sau một thời gian học trực tuyến cháu chỉ còn ở mức khá. Trong khi nguyện vọng của con lại muốn đăng ký vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi tìm hiểu đề án tuyển sinh của trường, cả hai mẹ con đều lo lắng, không biết quyết định lựa chọn phương án nào để có khả năng đỗ cao”.

Theo em Nguyễn Khánh Toàn, học sinh lớp 12 trường THCS Thạch Bàn (Long Biên): “sau khi tìm hiểu phương án tuyển sinh của là nhiều trường đại học, em cảm thấy lo ngại, với sức học trung bình khá, em đang phân vân không biết lựa chọn trường nào để chắc chân khi chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh”.

TS. Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, với những trường top đầu, con đường dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ ngày càng chật hẹp do chỉ tiêu đối với phương thức này giảm sâu.

“Việc tham dự thi kỳ thi đánh giá năng lực của hai Đại học quốc gia hoặc kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho các em do có nhiều trường sử dụng kết quả các kỳ thi này để xét tuyển đại học.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn đăng ký phương thức xét tuyển cần chú trọng những yếu tố như: Nếu có thành tích nổi trội, đoạt các giải thưởng hoặc có năng lực chuyên biệt (học sinh giỏi trường chuyên/năng khiếu, có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ hoặc học vấn như SAT, A-Level), thí sinh có ưu thế nếu đăng ký xét tuyển qua hồ sơ”, TS. Nguyễn Phong Điều đưa ra lời khuyên với các thí sinh và phụ huynh.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm