Tag

Thi THPT quốc gia trên máy tính – cần có lộ trình cụ thể

Giáo dục 02/10/2019 09:11
aa
TTTĐ - Sau năm 2020, Bộ GD - ĐT dự kiến một số điều chỉnh với kỳ thi THPT quốc gia. Một trong số đó là chuyển dần từ thi trên giấy sang thi trên máy tính. Nhiều chuyên gia, giáo viên nhận định đó là hướng đi tất yếu phù hợp với sự phát triển chung. Tuy nhiên, sự đổi chỉnh này cần có lộ trình cụ thể và thử nghiệm trước khi tổ chức đại trà…

Thi THPT quốc gia trên máy tính – cần có lộ trình cụ thể

Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019

Bài liên quan

Đại học Thành Đô: Sánh vai các đại học lớn về việc làm cho sinh viên sau khi ra trường

Nhiều hoạt động sẽ diễn ra tại Ngày hội SV – STARTUP 2019

TP HCM: Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường

Các trường học nỗ lực tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông

RMIT thăng hạng mạnh mẽ trên bảng xếp hạng Times Higher Education

Hà Nội phấn đấu 100% trường học có thư viện độc lập

Phù hợp với xu thế tất yếu

Mới đây, Bộ GD - ĐT đã báo cáo đề xuất phương án thi sau năm 2020. Theo đó, từ năm 2021 - 2025, học sinh sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD - ĐT thì được Hiệu trưởng trường THPT (hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT; nếu có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT sẽ được tham gia Kỳ thi THPT quốc gia.

Về phương án thi, Bộ GD - ĐT đề xuất, tổ chức thi trên giấy như hiện nay và đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GD - ĐT.

Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).

Hoàn toàn đồng tình với đề xuất này, Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: Điều này xuất phát từ những yêu cầu đổi mới căn cơ trong giáo dục; sự lan tỏa của cuộc cách mạng 4.0 và những gian lận, bê bối trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 đòi hỏi cần phải có một hình thức thi minh bạch, công bằng hơn.

Đánh giá về những ưu điểm của việc tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia trên máy tính, Giáo sư Phạm Tất Dong bày tỏ: “Hình thức thi trung học phổ thông quốc gia trên máy tính sẽ có nhiều ưu điểm. Trước hết thí sinh sẽ cảm thấy việc học nhẹ nhàng hơn; kiến thức cũng như kỹ năng của thí sinh sẽ được kiểm tra toàn diện hơn”.

Dưới góc độ của giáo viên, nhiều thầy cô cũng lên tiếng ủng hộ hình thức thi trên máy tính. Cô giáo Lê Thị Thu Hương (giáo viên dạy Toán ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: Thi trên máy tính là sự đổi mới, tiến bộ. Về nguyên lý việc thi trên máy tính cũng sẽ hạn chế tác động của con người từ đó hạn chế được tiêu cực trong thi cử. Không chỉ vậy, cách thi này cũng tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như công sức dành cho các giáo viên”.

Thầy giáo Nguyễn Văn Minh cũng cho rằng, với hình thức thi đang thực hiện khiến giáo viên khá căng thẳng. Đặc biệt khi Bộ GD - ĐT thực hiện hình thức coi thi chéo, chấm chéo giữa các địa phương. Điều này khiến cho giáo viên chúng tôi phải mất nhiều công sức, thời gian hơn. Việc dùng máy móc để chấm cũng đảm bảo khách quan hơn so với chấm tay. Tôi nghĩ cũng phải tiến tới áp dụng khoa học công nghệ vào trong giáo dục để bắt kịp các quốc gia khác”.

Còn đó những âu lo

Bên cạnh những ưu điểm đã phân tích ở trên, hình thức thi trung học phổ thông quốc gia trên máy tính cũng bộc lộ nhiều nhược điểm mà các chuyên gia, người làm trong ngành giáo dục có thể dự đoán trước.

Trước tiên, việc tổ chức thi trên máy tính sẽ xảy ra những lo ngại về cơ sở vật chất không đồng đều, trình độ không tương xứng giữa các địa phương.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương (Ứng Hòa, Hà Nội) bày tỏ: “Theo tôi trước khi tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia trên máy tính cần phải thí điểm. Từ đấy, thông qua quá trình thực tiễn chúng ta mới có thể đánh giá tính hiệu quả rồi nhân rộng ra các địa phương khác”.

Phân tích quan điểm này, cô Hương cho rằng, tại nhiều địa phương học sinh vẫn chưa làm quen 100% với việc sử dụng máy tính. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các em. Bên cạnh đó đối với giáo viên cũng cần phải thay đổi hệ thống giáo án, thay đổi phương pháp dạy học. “Việc thi trên máy tính là hay nhưng cần có thời gian để chuẩn bị”, cô Hương nói.

Sự lo ngại của cô Hương không phải không có lý do vì hiện nay trình độ, kỹ năng sử dụng máy tính, cơ sở vật chất giữa các địa phương chưa có sự đồng đều. Việc tổ chức thi trên máy tính, trong nhất thời sẽ gây khó khăn cho đội ngũ giáo viên, học sinh tại các vùng kinh tế khó khăn, miền núi, hải đảo.

Không chỉ vậy, số lượng máy tính hiện nay khó đáp ứng nhu cầu tổ chức thi. Chưa kể trong quá trình tổ chức thi máy tính bị trục trặc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý, quyền lợi của các thí sinh.

Nếu cả nước có hàng chục nghìn phòng thi thì sẽ phải thêm rất nhiều người trực phần mềm thi, yêu cầu về chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin của giám thị cũng phải cao hơn.

Để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực.

Theo PGS Nguyễn Phương Nga, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, để học sinh THPT được làm quen với việc thi trên máy tính, các trường cần có phòng máy tính cài các bài thi mẫu. Đồng thời, cổng thông tin điện tử của bộ và các sở GD - ĐT cần diễn đàn riêng, có một số đề thi và phần mềm thi để mỗi học sinh thi thử.

Cũng theo bà Nga, khi tổ chức cả hai hình thức thi phù hợp với điều kiện của địa phương, Bộ GD&ĐT cần tổng kết đánh giá so sánh giữa việc thi trên giấy và thi trên máy tính để điều chỉnh phù hợp về khâu tổ chức và tiến tới việc thi đại trà trên máy tính hàng năm.

Các chuyên gia cũng đề nghị Bộ GD - ĐT phải làm rõ hình thức thi trên máy tính trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp, đánh giá chất lượng giáo dục ở các địa phương khác với việc thi nhiều lần tại các trung tâm khảo thí để làm căn cứ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xây dựng phương án thi THPT cần chắc chắn nhưng phải tích cực, khẩn trương

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc xây dựng phương án thi THPT sau năm 2020 cần chắc chắn nhưng phải rất tích cực, khẩn trương. Việc tổ chức cho học sinh thi trên máy tính từ sau năm 2020 là nằm trong một lộ trình đã bàn từ 2014 - 2015. Vì thế, không thể đẩy nhiệm vụ này cho “nhiệm kỳ sau”, tức sau năm 2025. Trước hết, Bộ GD-ĐT cần phân định hình thức thi trên máy tính trong kỳ thi THPT quốc gia với hoạt động của các trung tâm khảo thí độc lập tổ chức thi nhiều lần trong năm. “Tinh thần là tạo điều kiện tối đa cho các cháu, không có chuyện các cháu chưa quen với máy tính lại phải thi máy tính hoặc thường dùng loại máy tính này nhưng thi trên loại máy tính khác”, ông Đam nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải bảo đảm tiến độ chuẩn hóa, cập nhật, mở rộng ngân hàng đề thi, không vì lý do này mà trì hoãn lộ trình tổ chức thi trên máy tính. “Bộ GD-ĐT cần tiếp tục có các cuộc làm việc, tham khảo, tiếp thu góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng phương án và phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân trước khi trình Chính phủ”, Phó Thủ tướng nói.

Đọc thêm

Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên Giáo dục

Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên

TTTĐ - Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) gây ấn tượng khi có tới 28 lượt học sinh đỗ lớp 10 trường chuyên, nhiều em đỗ từ 3 chuyên trở lên.
Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10? Giáo dục

Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

TTTĐ - Sau khi biết điểm chuẩn của các trường THPT, học sinh ở Hà Nội cần lưu ý những quy định và mốc thời gian về thủ tục phúc khảo, nhập học do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành.
Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Giáo dục

Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

TTTĐ - Hình thức tuyển sinh trực tuyến đã và đang tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024 Giáo dục

TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024

TTTĐ - Đúng 14h chiều 3/7, Hội đồng duyệt điểm chuẩn lớp 10 tại TP HCM đã họp và chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái" Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái"

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực Giáo dục

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực

TTTĐ - Ngoài lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích, năng lực của bản thân, học sinh, phụ huynh lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề nghiệp.
Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Xem thêm