Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z
Ưu tiên thực tập sớm, học đi đôi với hành
Trong 10 năm trở lại đây, các chương trình đào tạo Đại học liên kết quốc tế trở thành lựa chọn của rất nhiều phụ huynh và thí sinh. Tính đến tháng 6/2023, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động với khoảng trên 25.000 ngàn sinh viên theo học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân loại các chương trình đào tạo theo nhóm ngành đào tạo, tỷ lệ các chương trình trong nhóm ngành Kinh tế và Quản lý chiếm đa số với 64% (trong đó có 85/408 chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh). Các chương trình liên kết trong nhóm ngành Khoa học và Công nghệ chiếm 25%; Khoa học xã hội và nhân văn chiếm 8% và các ngành khác (như Y khoa, Dược, Luật) chỉ chiếm 3%.
Mang đến cơ hội cho sinh viên Việt Nam nhưng sự đa dạng các chương trình liên kết cũng tạo nên không ít khó khăn cho các bạn trẻ. Nhiều thí sinh mong muốn tìm kiếm một chương trình phù hợp nhưng lại gặp phải áp lực từ sự phong phú của các lựa chọn.
Chương trình đào tạo nguyên bản liên quốc gia cấp bảng điểm đủ các năm chuyên ngành cho sinh viên khi ra trường |
Nguyễn Đức Việt (quê Nghệ An), một nam sinh đam mê ngành công nghệ thông tin đã lựa chọn đăng ký xét tuyển sớm từ đầu tháng 5 với chương trình liên kết đào tạo nguyên bản của Anh Quốc chia sẻ: "Em muốn tìm chương trình đại học có cơ hội để sinh viên thực tập sớm”.
Chương trình liên kết Đức Việt lựa chọn có lộ trình Global COOP (Global Cooperative Education) cho phép sinh viên (đủ điều kiện) tham gia thực tập ngay từ năm nhất. Đức Việt cho rằng, việc kết hợp giữa việc học tập trên lớp và thực tập tại doanh nghiệp là cơ hội tốt để tích lũy kiến thức chuyên ngành, đây là điểm quan trọng với sinh viên công nghệ thông tin.
Đa dạng các mô hình đào tạo liên kết
Hiện nay, mô hình đào tạo liên kết quốc tế đa dạng, trường Việt Nam cấp bằng, chương trình song bằng (cả trường trong nước và đối tác cấp bằng) và chương trình do trường đối tác trực tiếp cấp bằng. Những năm gần đây, nhiều gia đình và thí sinh có xu hướng lựa chọn chương trình đào tạo nguyên bản liên quốc gia, các chương trình này do duy nhất trường đối tác cấp bằng.
Điểm mạnh của những chương trình đào tạo nguyên bản liên quốc gia là sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng Cử nhân chính quy do đối tác nước ngoài cấp, được công nhận tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Phương pháp giảng dạy định hướng thực hành và giáo trình của nước ngoài, thường xuyên được cập nhật. Quan trọng nhất là cách tính bảng điểm tốt nghiệp theo chuẩn quốc tế, cho phép sinh viên sở hữu bảng điểm 3 năm chuyên ngành thay vì 1 năm như các chương trình liên thông cao đẳng, đại học (BTEC).
Hiện tại Hà Nội chỉ có 3 đơn vị đào tạo Đại học có Chương trình liên kết quốc tế nguyên bản 100%. |
Theo đại diện Trường Đại học Phenikaa, đơn vị xây dựng chương trình liên kết đào tạo nguyên bản UWE Bristol – Phenikaa Campus: “Các chương trình liên kết đào tạo từ các đối tác này không đơn thuần chỉ là nhập khẩu giáo trình 100%, mà còn có tính chất liên quốc gia. Nhờ liên thông giáo trình và bằng cấp, sinh viên được tiếp cận kiến thức cập nhật liên tục, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, linh hoạt làm việc trong nhiều môi trường và luôn được cập nhật tiêu chuẩn làm việc cao nhất. Đặc biết khi cầm trên tay tấm bằng do Đại học danh tiếng cấp cùng với bảng điểm 3 năm chuyên ngành, năng lực cạnh tranh việc làm của sinh viên cũng cao hơn đáng kể”.
Được biết, số lượng chương trình liên kết quốc tế nguyên bản hiện nay chưa phổ biến, tại Hà Nội chỉ có 3 đơn vị đào tạo Đại học có Chương trình liên kết quốc tế nguyên bản 100%.
Dù được ưa chuộng về chất lượng chương trình nhưng tiếng Anh vẫn luôn là rào cản khiến nhiều bạn trẻ e ngại. Việc học tập và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh khiến nhiều thí sinh từ bỏ ngay từ khi đăng ký tuyển sinh vì họ cảm thấy chưa đủ tự tin về khả năng tiếng Anh của mình. Để tránh áp lực vừa phải đạt chứng chỉ tiếng Anh vừa phải ôn thi Đại học, hằng năm rất nhiều thí sinh lựa chọn xét tuyển sớm vào một số chương trình liên kết có các lộ trình học kỳ 1 hoặc năm Nhất nâng cao năng lực tiếng Anh. Điều này giảm được gánh nặng học tập mùa thi và tối ưu được kết quả ôn luyện của các thí sinh.
Nguyễn Việt Anh, sinh viên K18 tương lai của UWE Bristol - Phenikaa Campus cho biết: "Khoảng thời gian trước khi thi tốt nghiệp THPT, mình phải học rất nhiều, thường xuyên thức đến 1-2 giờ sáng để ôn thi. Mình cũng muốn lấy chứng chỉ IELTS để được tuyển thẳng vào chương trình liên kết quốc tế nhưng việc vừa học tiếng Anh vừa ôn thi đại học khiến mình cảm thấy rất áp lực. Biết đến lộ trình tiếng Anh xuyên suốt 4 năm học của UWE Bristol tại Phenikaa, mình quyết định đăng ký xét tuyển sớm.”
Nam sinh viên cũng chia sẻ, việc học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh tại UWE Bristol – Phenikaa Campus là cơ hội tuyệt vời để trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ, chuẩn bị tốt cho mục tiêu bước vào thị trường việc làm toàn cầu.