Tag
Hà Nội

Thiết kế xây dựng công trình giáo dục cao 5 - 6 tầng để chống quá tải trường lớp

Giáo dục 17/10/2023 18:17
aa
TTTĐ - Thành phố đã có chỉ đạo và các quận, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo đủ lớp học cho học sinh. Trong đó, tiếp tục rà soát các quỹ đất phục vụ công trình giáo dục; Thiết kế công trình giáo dục phù hợp với 5 - 6 tầng, trong đó tầng thấp phục vụ học sinh, đưa khối hiệu bộ lên tầng trên...
Ngành Giáo dục Hà Nội và Viêng Chăn (Lào) tăng cường hợp tác Tình trạng quá tải trường công lập ngày càng nghiêm trọng tại một số quận, huyện Kiểm tra việc thực hiện hai bộ quy tắc ứng xử tại quận Hoàng Mai

Nhập các điểm trường nhỏ thành điểm trường lớn

Chiều 17/10, tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư cải tạo xây mới trường mầm non, trường phổ thông của TP Hà Nội, đại biểu HĐND TP nêu thực trạng: Hà Nội đang thiếu nhiều trường công lập ở các quận, tạo nên tình trạng quá tải tại các trường học công lập; Sĩ số học sinh trên lớp tăng cao và gây áp lực cho công tác tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt ở các quận Hoàng Mai, Đống Đa. Đại biểu đề nghị lãnh đạo các Sở, ngành, các quận Hoàng Mai, Đống Đa cho biết giải pháp nào khắc phục tình trạng này?

Đề xuất xây dựng công trình giáo dục cao 5-6 tầng
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại phiên giải trình

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết: Hoàng Mai là quận đông dân nhất TP với khoảng 700 nghìn người, trong đó hơn 100 nghìn cháu trong độ tuổi đi học, mỗi năm trung bình tăng cơ học khoảng 4000 cháu.

Trong những năm qua, công tác tuyển sinh đầu cấp gặp nhiều khó khăn, bất cập. Có năm phải thực hiện bốc thăm cho các cháu mầm non. Với sự chỉ đạo của TP và triển khai nhiều giải pháp của quận, tình trạng này đã khắc phục dần những bất cập, khó khăn, hiện không còn tình trạng bốc thăm vào các lớp mầm non.

Quận tập trung chủ yếu vào 4 biện pháp: Lập các kế hoạch tuyển sinh cụ thể, triển khai tuyển sinh trực tuyến, đẩy mạnh nhanh các dự án xây dựng trường học, khuyến khích đầu tư các trường ngoài công lập.

Cụ thể, quận điều tra số trẻ vào đầu năm học từ đó phân luồng, phân tuyến tuyển sinh; Công khai tuyển sinh của từng trường và việc tuyển sinh được đảm bảo đúng quy định, không có trường hợp trái tuyến; 100% đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

Trong 3 năm qua, quận đã triển khai xây dựng mới được 23 trường học, tăng cường cải tạo sửa chữa 25 trường học để tăng số lượng lớp học. Các trường ngoài công lập, học sinh chiếm 19% số học sinh trên địa bàn, giúp giảm tải cho trường công lập. Tuy nhiên, hiện nay, quận Hoàng Mai vẫn thiếu 43 trường học…

Đề xuất xây dựng công trình giáo dục cao 5-6 tầng
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định phát biểu tại phiên giải trình

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, giải pháp là phải có đủ điều kiện về đất và về vốn. Về việc tăng số trường công lập, quận đã rà soát triển khai khẩn trương các ô đất quy hoạch để đầu tư xây dựng trường học. Đồng thời, quận chủ động báo cáo với TP phân cấp cho quận để điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch; Thu hồi các dự án chậm triển khai để ưu tiên xây dựng trường học. Quận đã bố trí trên 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng trường học.

Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề xuất TP quan tâm để hỗ trợ việc triển khai đầu tư xây dựng trường học; Khi TP phê duyệt quy hoạch các khu đô thị cần quy định tỷ lệ trường công lập ở các khu đô thị. Bên cạnh đó, TP tích hợp và điều chỉnh quy hoạch Luật Thủ đô lần này sắp xếp để tăng mật độ mạng lưới trường học phù hợp với tốc độ gia tăng dân số hiện nay.

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết: Hiện trên địa bàn quận có 63 trường công lập, trong đó 42 trường đạt chuẩn quốc gia. Theo Nghị quyết của Đảng bộ quận đến 2025, quận cần có thêm 7 trường đạt chuẩn quốc gia mới đạt chỉ tiêu 80-85 % trường công lập đạt chuẩn quốc gia như đã đề ra.

Ông Lê Tuấn Định cho biết, khó khăn của quận là diện tích đất chật hẹp, số lượng học sinh đông. Hiện 1 trường có 60 lớp, với 40-60 học sinh /lớp, số lớp trên 1 trường là quá tải. Vì vậy, giải pháp của quận là tập trung mạnh vào đầu tư hệ thống giáo dục trường học; Có đề án sáp nhập các điểm trường nhỏ vào thành điểm trường lớn...

Đề xuất xây dựng công trình giáo dục cao 5-6 tầng
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong phát biểu tại giải trình

Giai đoạn 2023-2025, phải công nhận mới 410 trường

Đưa ra một số giải pháp đảm bảo đủ lớp học và các phòng học chuyên đề cho học sinh, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho hay, TP đã có chỉ đạo và các quận, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, TP tiếp tục rà soát các quỹ đất phục vụ công trình giáo dục. Trong thiết kế phải tính toán để có tổng mặt bằng và thiết kế công trình giáo dục phù hợp.

“Hiện nay theo quy định các trường tiểu học được xây 3 tầng, THCS xây 4 tầng, chúng ta có thể đề nghị xây dựng công trình 5-6 tầng, dành diện tích tầng thấp để phục vụ giáo dục, đưa khối hiệu bộ lên phía trên. Để đảm bảo được việc này cần có thỏa thuận với Bộ Xây dựng (cụ thể là Cục Khoa học công nghệ) và Bộ Công an liên quan tới công tác phòng cháy, chữa cháy”, ông Võ Nguyên Phong cho biết.

Ngoài giải pháp trên, TP tiếp tục kiến nghị với Bộ Xây dựng và Bộ GD&ĐT để xây dựng phương án đáp ứng yêu cầu từng địa phương, phù hơp với từng khu vực.

Đề xuất xây dựng công trình giáo dục cao 5-6 tầng
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương phát biểu tại phiên giải trình

Trả lời câu hỏi của đại biểu về chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia đến năm 2025 đạt từ 80-85%, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thế Cương cho biết: Theo quy định, năm 2022, phải công nhận mới trên 194 trường chuẩn quốc gia nhưng TP có trên 145 trường được công nhận do có nhiều quy định mới. Năm 2023, có 130 trường cần công nhận mới đạt chuẩn quốc gia, đến thời điểm này mới công nhận 16 trường. Để đến năm 2025 đạt từ 80-85% trường đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2023-2025, toàn TP phải công nhận mới 410 trường, công nhận lại 1.150 trường.

Cũng theo ông Trần Thế Cương, Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh. Mỗi năm, trung bình Hà Nội lại tăng thêm từ 40.000 - 50.000 học sinh, đòi hỏi TP triển khai xây dựng trường học mới kể cả trường công lập và ngoài công lập mỗi năm từ 30-40 trường để đáp ứng đủ nhu cầu...

Đọc thêm

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp Giáo dục

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

TTTĐ - Năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên.
Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ Giáo dục

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

TTTĐ - Chương trình 9+ (chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng đi phù hợp với những bạn trẻ mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hấp dẫn và đầy cạnh tranh hiện nay.
Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025 Giáo dục

Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025

TTTĐ - Sáng 16/4, tại trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025.
Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự Giáo dục

Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự

TTTĐ - Trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội vừa tổ chức Lễ trao giải Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp trường.
Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu Giáo dục

Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu

TTTĐ - Tối 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin nhanh về tình hình ngày đầu tiên thí sinh tập dượt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa Giáo dục

Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số trong giáo dục không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Việc ứng dụng công nghệ vào dạy học đang từng bước thay đổi cách giáo viên giảng dạy, cách học sinh tiếp cận tri thức, mở ra một không gian giáo dục linh hoạt, sáng tạo và hiện đại hơn.
Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội Giáo dục

Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội

TTTĐ - Chiều 14/4, Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II, năm 2025 chính thức khai mạc tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, được đầu tư công phu.
Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường Giáo dục

Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường

TTTĐ - Các chuyên gia nhận định, ngành Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”.
Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS Giáo dục

Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS

TTTĐ - Sau khi bỏ cấp huyện, hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS được giao về cấp xã quản lý, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem thêm