Tag

Thủ tướng phê duyệt đề án hai trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật

Giáo dục 03/10/2022 13:08
aa
TTTĐ - Ngày 30/9/2022, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1156/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học (ĐH) Luật Hà Nội và ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.
Diễn án hình sự: Phiên tòa giả - bài học thật Điểm chuẩn vào Đại học Luật Hà Nội tăng nhiều nhất 2 điểm so với năm 2021 Các luật sư tương lai tình nguyện nơi địa đầu Tổ quốc “Học luật để lập nghiệp” - cơ hội cho sinh viên “thực chiến”
Thủ tướng phê duyệt đề án 2 trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
Trụ sở chính của Trường ĐH Luật Hà Nội tại 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg, mục tiêu tổng quát của đề án là tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; Là trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Ngay từ năm 2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề cập đến việc xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật của cả nước.

Ngày 4/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án xây dựng trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.

Sau gần 8 năm thực hiện, Đề án 549 đã được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết và báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tại phiên họp lần thứ 12 ngày 29/4/2021. Đề án 1156 được ban hành là sự tiếp nối Đề án 549.

Ngày 30/9/2022, Đề án 1156 được ban hành một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, nhất là nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Thủ tướng phê duyệt đề án 2 trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật - ảnh 1
Trường ĐH Luật TP HCM là 1 trong 2 trường vừa được phê duyệt đề án xây dựng thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật TrƯỜNG ĐH LUẬT TP.HCM

Bên cạnh đó, đề án cũng là sự khẳng định vị thế, vai trò dẫn đầu của trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đào tạo pháp luật của cả nước, thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước vào sự phát triển của hai trường.

Đề án 1156 xác định tổng quy mô của hai trường đến năm 2025 đạt khoảng 36.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; Tăng quy mô đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ thêm 10%/năm. Trong đó, một số chuyên ngành trọng điểm mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam và quốc tế. Dù vậy, tỷ lệ sinh viên/giảng viên đến năm 2025 không quá 25 sinh viên/giảng viên.

Đến năm 2030, quy mô đào tạo của hai trường đạt khoảng 49.000, chú trọng tăng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; Tỷ lệ sinh viên/giảng viên không quá 20 sinh viên/1 giảng viên; Quy mô tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trung bình không thấp hơn 20% quy mô tuyển sinh trong năm; Tiếp tục khẳng định thế mạnh đào tạo trong các lĩnh vực pháp luật; Phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo mới ở trình độ đại học, thạc sĩ; Tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao; Phát triển đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.

Về nghiên cứu khoa học, phấn đấu đến năm 2025 có 100% giáo sư, phó giáo sư và 85% tiến sĩ của trường chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án khoa học và công nghệ các cấp. Công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới; Bình quân mỗi năm trong giai đoạn thực hiện 10-20 đề tài cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh, ít nhất 1-2 nghiên cứu hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức 9 hội thảo quốc gia, quốc tế, xuất bản khoảng 20 sách chuyên khảo.

Đến giai đoạn từ năm 2026-2030, bình quân mỗi năm công bố ít nhất 200 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và đạt tỷ lệ trung bình một giảng viên cơ hữu mỗi năm công bố từ 0,3 bài báo quốc tế trở lên; Có 12-25 đề tài khoa học cấp quốc gia hoặc cấp bộ, cấp tỉnh; 10 chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài; Có ít nhất 13 hội thảo quốc gia, quốc tế và 30 đầu sách mới/năm.

Đến năm 2030, số hóa tất cả các bài báo được công bố trên tạp chí luật học và tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam…

Thủ tướng phê duyệt đề án 2 trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025

Về nhân lực và tổ chức bộ máy, giai đoạn từ năm 2022-2025, trường ĐH Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên cơ hữu khoảng 450 người; Trường ĐH Luật TP HCM có khoảng 350 người. Trong đó, tối thiểu 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 20-30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 30% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; Ít nhất 70% lãnh đạo cấp phòng, 50% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, có chất lượng; tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật.

Đến năm 2030, mỗi trường có khoảng 600 giảng viên, trong đó 40-45% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 25-30% giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; Giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm ít nhất 20% khối lượng giảng dạy; tăng cường trao đổi giảng viên với các cơ sở đào tạo luật ngoài nước; 90% lãnh đạo cấp phòng, 70% viên chức có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ; 100% viên chức có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công việc.

Ngoài ra, đề án cũng xác định nhiều nội dung quan trọng về phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và phục vụ cộng đồng; về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin của 2 cơ sở đào tạo…

Đề án cũng xác định cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện đề án là Bộ Tư pháp đối với trường ĐH Luật Hà Nội và Bộ GD&ĐT đối với trường ĐH Luật TP HCM.

Hoàng Châu

Đọc thêm

Lộ diện thủ khoa, á khoa kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Lộ diện thủ khoa, á khoa kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 là em Bế Ngọc Thúy Nhi, lớp 9A5, Trường THCS Vân Hồ, với tổng điểm xét tuyển là 29,25.
Top các trường THPT có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất Hà Nội Giáo dục

Top các trường THPT có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất Hà Nội

TTTĐ - Cùng với trường THPT Kim Liên, trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông là 2 trường dẫn đầu TP Hà Nội về điểm chuẩn vào lớp 10 công lập.
Điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên Hà Nội Giáo dục

Điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên Hà Nội

TTTĐ - Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2025-2026.
Chi tiết điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội

TTTĐ - Tối 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 122 trường THPT công lập và công lập tự chủ năm học 2025 - 2026.
HOT: Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2025 Giáo dục

HOT: Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2025

TTTĐ - Theo đúng kế hoạch dự kiến ban đầu, tối nay (4/7), Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.
Phụ huynh mong ngóng chờ điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Giáo dục

Phụ huynh mong ngóng chờ điểm thi, điểm chuẩn lớp 10

TTTĐ - Dự kiến, chiều tối 4/7, Hà Nội sẽ đồng thời công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10. Trước giờ G, hàng nghìn phụ huynh, học sinh nín thở, đếm ngược giây phút quan trọng. Không ít cha mẹ cả đêm không ngủ được vì lo lắng, hồi hộp.
Tuyển sinh trực tuyến cấp học mầm non nhanh chóng, thuận tiện Giáo dục

Tuyển sinh trực tuyến cấp học mầm non nhanh chóng, thuận tiện

TTTĐ - Từ ngày 4/7 đến hết 6/7, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu tuyển sinh trẻ vào trường năm học 2025-2026 theo hình thức trực tuyến.
Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông Giáo dục

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, áp dụng từ năm học 2025 - 2026.
Học bổng British Council Study Award 2025: Đồng hành cùng học sinh Việt để nâng cao năng lực tiếng Anh Giáo dục

Học bổng British Council Study Award 2025: Đồng hành cùng học sinh Việt để nâng cao năng lực tiếng Anh

TTTĐ - Hội đồng Anh, tổ chức quốc tế về hợp tác văn hóa và giáo dục của Vương quốc Anh, chính thức công bố chương trình Học bổng British Council Study Award 2025 lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam dành riêng cho học sinh từ 6 tuổi đến 17 tuổi.
6 điểm cấp tài khoản xét tuyển đại học cho thí sinh tự do tại Hà Nội Giáo dục

6 điểm cấp tài khoản xét tuyển đại học cho thí sinh tự do tại Hà Nội

TTTĐ - Hà Nội bố trí 6 điểm cấp tài khoản đăng ký xét tuyển đại học cho thí sinh tự do.
Xem thêm