Tag

Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau

Xã hội 26/04/2017 16:00
aa
TTTĐ.VN - Ủy ban Dân tộc phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Hội thảo thu hút sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia.

Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tại Hội thảo, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo Phát triển con người toàn cầu của Liên hợp quốc 2016 với tiêu đề “Phát triển con người cho tất cả mọi người”.

Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau
Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: Với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải bày tỏ tin tưởng, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ, sự chủ động và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cùng sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế, các nội dung, giải pháp phát triển dân tộc thiểu số sẽ được triển khai thực hiện, đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội đối với đồng bào các dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tới.


Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau
Bà Louise Chamberlain, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam


Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, trọng tâm của Hội thảo trùng với chủ đề của Báo cáo Phát triển con người toàn cầu của Liên hợp quốc 2016, tập trung vào hai câu hỏi: "Ai bị bỏ lại phía sau và vì sao ?”.

Hai nhóm bị tụt hậu ở Việt Nam là dân tộc thiểu số và người di cư từ nông thôn ra thành thị. Bất bình đẳng đối với dân tộc thiểu số là vấn đề dai dẳng, đã có cải thiện nhưng khoảng cách vẫn còn rất lớn. Trong khi tỷ lệ nghèo về thu nhập của toàn quốc là 7% thì tỷ lệ này ở dân tộc thiểu số là 23%.

Nguyên nhân do hạn chế về vị trí địa lý, về cơ cấu, các định kiến xã hội về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công. Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, người di cư thường không nghèo về thu nhập, nhưng có sự chênh lệch lớn giữa người di cư và người dân địa phương.

Báo cáo Phát triển con người toàn cầu của Liên hợp quốc 2016 được công bố tại Hội thảo chỉ ra rằng, tại hầu hết các quốc gia, một số nhóm người gồm: phụ nữ và trẻ em gái, người dân nông thôn, người bản địa, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người di cư và tị nạn, cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính, đang phải đối mặt với những rào cản mang tính hệ thống, không đơn thuần về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, xã hội và văn hóa.

Các nhóm yếu thế này thường có ít cơ hội tác động đến các thể chế và chính sách quyết định cuộc đời họ. Thay đổi thực trạng này chính là trọng tâm để có thể xóa bỏ vòng luẩn quẩn của tình trạng bị gạt ra ngoài lề và nghèo túng.

Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững dựa trên những thành tựu này; đưa ra các khuyến nghị để tái định hướng chính sách nhằm đảm bảo tiến bộ phát triển đến được với những nhóm tụt hậu nhất, đồng thời thúc đẩy quá trình cải cách các thị trường và thể chế toàn cầu theo hướng công bằng và tiêu biểu hơn.

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự cũng nêu một số gợi ý về chính sách trong thời gian tới nhằm thúc đẩy phát triển các dân tộc thiểu số như: Luật hóa vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc trong hệ thống pháp luật quốc gia làm cơ sở thể chế hóa thành hệ thống chính sách; đổi mới cách tiếp cận và xây dựng chính sách cho vùng và dân tộc thiểu số đảm bảo yêu cầu khoa học và hiệu quả; thí điểm cơ chế Trung ương chỉ ban hành chính sách khung gắn với mục tiêu cụ thể cần đạt được và phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện chính sách để phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm và phù hợp, hiệu quả của các chính sách...



Tin liên quan

Đọc thêm

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh

TTTĐ - Ngày 22/11, tại quận Hoàng Mai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024; diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ”.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Xem thêm