Tag

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Giáo dục 23/04/2024 07:43
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023 Điểm sáng trong giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng Bàn giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục mầm non Giáo dục mầm non có những bước phát triển quan trọng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông báo nêu: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, với quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam; xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp

Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến tất cả các xã, phường, thôn bản trên cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm (tăng cả về số lượng, chất lượng) thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của ngành giáo dục cũng như các cấp, các ngành liên quan. Các chính sách của Chính phủ như hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non là con em công nhân... đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của giai đoạn phát triển đầu đời còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn chậm được khắc phục. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, và vùng đồng bào dân tộc. Các chính sách hỗ trợ cho trẻ em chậm đổi mới và trên cơ sở bảo đảm quyền trẻ em; chương trình giáo dục mầm non chưa được đổi mới theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non

Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cần có cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29) đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Nghị quyết ngày 1 tháng 2 năm 2021 tiếp tục khẳng định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài".

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã đề ra mục tiêu đến năm 2030: "Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi".

Do đó, cả nước phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non để tiếp tục hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo và phục vụ cho sự phát triển đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Việc thực hiện đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển thời đại, phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước. Công tác đổi mới giáo dục mầm non phải được đặt trên nền đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, bao trùm, có tính toàn diện, toàn dân, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đổi mới phải phù hợp với vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, để đào tạo và phát triển toàn diện con người trong tương lai.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, cách huy động và phân bổ nguồn lực để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển giáo dục mầm non thời gian tới, nhất là các chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng và vấn đề xã hội hoá. Cơ quan chức năng tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…; có cơ chế, chính sách huy động nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non (chính sách về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; chính sách thu hút giáo viên mầm non...), đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục mầm non tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và Nghị quyết về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, chất lượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ cần phải có tổng kết quá trình thực hiện, báo cáo tóm tắt, dự thảo sản phẩm và trong đó lưu ý: Làm rõ căn cứ chính trị, pháp lý của việc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành 2 Nghị quyết của Quốc hội; đánh giá thực trạng hiện nay và tác động của các chính sách; có tổng kết quá trình thực hiện và tính toán nhu cầu các nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất (số liệu đầy đủ, rõ ràng, có cơ sở); rõ nội hàm đổi mới; đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn; quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo nội dung này;

Các Bộ, cơ quan có liên quan và địa phương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. Các địa phương tiếp tục thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách và các nhiệm vụ theo các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước để thu hút nguồn lực, đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại địa phương; rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn đối với giáo dục mầm non tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Thủ tướng yêu cầu quan tâm bố trí ngân sách đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn đầu tư công và các nguồn lực khác để xây dựng bổ sung, sửa chữa, cải tạo thay thế phòng học tạm, bán kiên cố bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo viên, đặc biệt những khu vực thường xuyên có thiên tai, bão lũ. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí kinh phí cho phát triển giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu huy động trẻ em tới trường và để thực hiện mục tiêu phổ cập; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho đổi mới, phát triển giáo dục mầm non…

Đoàn Hương

Đọc thêm

Hơn 3.000 khóa học  trên nền tảng trực tuyến Coursera Giáo dục

Hơn 3.000 khóa học trên nền tảng trực tuyến Coursera

Sáng nay (9/7), tại Hà Nội Tập đoàn Coursera, nền tảng học tập trực tuyến hàng đầu thế giới đã ra mắt hơn 3.000 khóa học có bản dịch tiếng Việt, có tích hợp tính năng mới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là ưu thế của nền tảng này trong việc cá nhân hóa
VVOB Việt Nam tổng kết hành trình hơn 5 năm thực hiện Dự án iPLAY Giáo dục

VVOB Việt Nam tổng kết hành trình hơn 5 năm thực hiện Dự án iPLAY

TTTĐ - Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) ngày hôm nay đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án Lồng ghép học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam (Dự án iPLAY), với sự tham dự của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà giáo và Quản lý Giáo dục, Vụ Giáo dục Phổ thông, Vụ Giáo dục Mầm non, đại diện các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học sư phạm thuộc 8 tỉnh, thành phố tham gia dự án.
Loạt trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển Giáo dục

Loạt trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển

TTTĐ - Điểm sàn xét tuyển đại học là mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần đạt để đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.
"Mùa vàng" bội thu của giáo dục phường Giảng Võ Giáo dục

"Mùa vàng" bội thu của giáo dục phường Giảng Võ

TTTĐ - Kết quả kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025-2026 của học sinh phường Giảng Võ là câu chuyện đầy cảm hứng về mô hình giáo dục thành công, nơi chất lượng đại trà vững chắc trở thành bệ phóng cho những tài năng mũi nhọn vươn xa.
Bộ GD&ĐT công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

Bộ GD&ĐT công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Chiều 6/7, Bộ GD&ĐT công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn và đáp án các môn thi trắc nghiệm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Tư vấn chọn tổ hợp môn học - bước đi đúng đắn nâng cao chất lượng Giáo dục

Tư vấn chọn tổ hợp môn học - bước đi đúng đắn nâng cao chất lượng

TTTĐ - Nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho phụ huynh, học sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 về thủ tục nhập học cũng như lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp, đúng đắn trong suốt 3 năm học, sáng 6/7, nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi tư vấn, gặp gỡ phụ huynh và học sinh trúng tuyển.
Học sinh nộp đơn phúc khảo bài thi vào lớp 10 đến ngày 11/7 Giáo dục

Học sinh nộp đơn phúc khảo bài thi vào lớp 10 đến ngày 11/7

TTTĐ - Thí sinh Hà Nội nộp đơn phúc khảo bài thi lớp 10 từ ngày 5/7 đến 11/7 tại nơi học lớp 9.
Ngành Giáo dục được giao quyền chủ động trong tuyển dụng giáo viên Giáo dục

Ngành Giáo dục được giao quyền chủ động trong tuyển dụng giáo viên

TTTĐ - Sở GD&ĐT được giao tuyển dụng, quản lý, sử dụng, tiếp nhận, điều động nhà giáo trên địa bàn tỉnh - đây là nội dung mới đang được lấy ý kiến.
Lưu ý quan trọng dành cho thí sinh khi nhập học vào lớp 10 Giáo dục

Lưu ý quan trọng dành cho thí sinh khi nhập học vào lớp 10

TTTĐ - Sau khi biết điểm thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2025, thí sinh cố thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến.
Lộ diện thủ khoa, á khoa kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Lộ diện thủ khoa, á khoa kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 là em Bế Ngọc Thúy Nhi, lớp 9A5, Trường THCS Vân Hồ, với tổng điểm xét tuyển là 29,25.
Xem thêm