Tag

Tiêu dùng xanh: Giảm thiệu tác hại của rác thải nhựa

Môi trường 28/10/2020 14:00
aa
TTTĐ – Tiêu dùng xanh đang ngày càng được quan tâm đến tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Nó được coi là một trong những thành phần cơ bản trong tăng trưởng xanh nhằm bảo vệ môi trường cũng như phòng chống biến đổi khí hậu. Việc thúc đẩy tiêu dùng xanh cũng như nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết.
Thế giới chuộng tiêu dùng "xanh", Việt Nam bứt phá với chuỗi BĐS sinh thái thông minh Sunshine Homes
Người dân sử dụng bao bì thân thiện với môi trường thay vì túi  nilon dùng 1 lần
Người dân sử dụng bao bì thân thiện với môi trường thay vì túi nilon dùng 1 lần

Hiện nay, tiêu dùng xanh (mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên) đã trở nên phổ biến là ở các nước phát triển và đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình trở lên. Nội dung này được coi là bước triển khai thực tiễn và quan trọng của khái niệm tiêu dùng bền vững nhằm làm giảm tác động của xã hội đối với môi trường.

Ở Việt Nam, những chuyển động theo hướng xanh hóa nền kinh tế bắt đầu rõ nét về mặt thể chế, trước hết được thể hiện qua việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam vào năm 2012 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 năm 2014. Để đạt được mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ then chốt đã được đề ra, gồm: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Tiêu dùng xanh có mối liên hệ với cả ba nhiệm vụ nói trên, tuy ở các mức độ khác nhau. Một số giải pháp chính sách đã được các bộ ngành triển khai gắn với tiêu dùng và sản xuất xanh, chẳng hạn: Dán nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2009), nhãn Xanh Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014), Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, chương trình dán nhãn năng lượng (Bộ Công thương từ năm 2012)… Những bước đi chính sách này nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển bền vững nói chung và tiêu dùng bền vững nói riêng.

Ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam - Chương trình xúc tiến thương mại dài hạn của Chính phủ, nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao; tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị: Chất lượng - đổi mới, sáng tạo - năng lực tiên phong.

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cho thấy, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng cao, khoảng 4%. Chẳng hạn, đối với ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5 - 11,4%.

Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm tốt cho sức khỏe và ít tác động đến môi trường. Theo thống kê, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh” và “sạch”

Theo ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh, chất lượng “xanh” trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị phần tốt hơn. Để xây dựng chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh, doanh nghiệp cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu, sử dụng công nghệ giảm thiểu năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường…Tuy nhiên, thực tế, để phát triển thương hiệu “xanh” ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

“Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là mâu thuẫn giữa 2 mục tiêu: lợi nhuận và tăng trưởng xanh. Vì phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm xanh. Ngoài ra còn có vấn đề về công nghệ. Công nghệ xanh trên thế giới thì có rất nhiều, nhưng thực tế áp dụng ở Việt Nam thì còn hạn chế nhất định. Doanh nghiệp có thể được chuyển giao công nghệ xanh hiện đại nhưng đôi khi yếu tố con người, trình độ năng lực chưa theo kịp”, ông Vũ Xuân Trường cho biết thêm.

Xu hướng tiêu dùng xanh kéo theo sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Home Food, Hano Farm… nhằm đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc của người dân. Nhiều cửa hàng cà phê, trà sữa... chuyển sang kinh doanh theo xu hướng xanh bằng cách sử dụng ống hút tre hoặc inox thay cho ống hút nhựa; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy; chỉ sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nylon…

Nhiều siêu thị lớn trên cả nước như Co.opmart, Lotte mart thời gian qua cũng chung tay, nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nylon, rác thải nhựa bằng cách sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nylon; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường…

Có thể thấy, các hoạt động tuyên truyền, thúc đẩy tiêu dùng xanh của chúng ta thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi nylon sinh thái, 3R. Tuy nhiên, theo đánh giá, đây mới chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hẹp và chưa thường xuyên; vì vậy, chưa có tính phổ biến và tính bền vững.

Các sản phẩm xanh được hệ thống siêu thị Co.opmart giảm giá để hưởng ứng Chiến dịch Tiêu dùng xanh 2020
Các sản phẩm xanh được hệ thống siêu thị Co.opmart giảm giá để hưởng ứng Chiến dịch Tiêu dùng xanh 2020

Để các sản phẩm xanh có thể thay thế hoàn toàn các sản phẩm tiêu dùng thông thường gây ô nhiễm còn rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam. Bởi vậy, để tiêu dùng xanh không dừng lại chỉ là một phong trào ngắn ngủi cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Trước hết, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về tiêu dùng xanh sao cho đồng bộ, nhất quán. Trong đó, đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh; phát triển những ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh.

Đồng thời, phát triển và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xanh; có chính sách hỗ trợ giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng đối với sản phẩm này.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với môi trường sống và sức khỏe của con người; qua đó thay đổi nhận thức và hành động của toàn xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Việc tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh đi kèm với các giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp ngăn chặn tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý của nhà nước và sự quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp. Bản thân người tiêu dùng không chỉ cần có nhận thức tốt về môi trường mà còn phải có những hành vi thực tế để mua các sản phẩm xanh.

Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới để tiến hành trước một số chính sách cần thiết và khả thi như: Chương trình gắn nhãn xanh, chính sách mua sắm xanh trong lĩnh vực công, quy hoạch lại hoạt động tái chế sản phẩm. Bên cạnh đó, để có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động tiêu dùng xanh, Chính phủ cần xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tạo lập các kênh phân phối và tiếp thị để càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm xanh, đồng thời thúc đẩy niểm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh thông qua việc xây dựng và giám sát chặt chẽ hoạt động gắn nhãn xanh cho sản phẩm.

Ý thức bảo vệ môi trường đã ăn sâu vào nhận thức của người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách dù mức độ thể hiện ở mỗi đối tượng là khác nhau. Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến những sản phẩm và dịch vụ "xanh" trong thập niên qua; họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho cơ hội được làm việc tốt, mà trong nhiều trường hợp là cơ hội được người khác thấy mình làm việc tốt.

Tại một số địa phương, nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được thực hiện; đồng thời thúc đẩy việc sản xuất những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Ví dụ như chiến dịch tiêu dùng xanh được tổ chức hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh với đông đảo tình nguyện viên tham gia và người dân cam kết hưởng ứng. Là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện Chiến dịch tiêu dùng xanh, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) trong những năm qua đã kết hợp với những thương hiệu uy tín như Comet, Sharp, Sunhouse, Spriing, Pond’s, Vinamilk, Co.op Organic… xây dựng những chính sách bán hàng, chính sách khuyến mãi với giá ưu đãi, kết hợp với bố trí các khu vực trưng bày riêng biệt cho sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp Xanh; Qua đó cung cấp và trang bị thông tin cần thiết đến cộng đồng, nhằm tăng cường nhận diện và đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường.

Còn tại Hà Nội, chương trình Mạng lưới điểm đến xanh cũng được triển khai với kỳ vọng trở thành một mạng lưới xanh đáng tin cậy của cộng đồng có trách nhiệm với môi trường. Để giảm thiểu túi nilon và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn chung tay kí cam kết chống rác thải nhựa. Theo đó, các trung tâm thương mại, siêu thị phấn đấu đến ngày 31/12/2020, 100% không dùng túi nilon khó phân hủy, giảm 50% tỷ lệ bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh. Bằng những hành động cụ thể như sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nylon; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường…

Hà Nội quyết tâm sẽ thay thế hoàn toàn túi nilon khó phân hủy, nhựa sử dụng 1 lần bằng các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường; 100% rác thải phát sinh từ nhà máy được thu gom, phân loại nguồn; phấn đấu đến năm 2025 không sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Hưởng ứng phong trào sống xanh, “nói không” với rác thải nhựa, từ cửa hàng nhỏ đến thương hiệu lớn cũng có những cách làm riêng như: Thay ống hút nhựa, ly nhựa bằng ly giấy, ống hút làm từ gạo, cỏ, tre, inox để bảo vệ môi trường; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy; khuyến khích khách mang theo bình nước khi mua đồ uống... Xu hướng tiêu dùng xanh đồng thời kéo theo xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu với sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Sói Biển, Bác Tôm, Home Food, Hano Farm… nhằm đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc cho người dân.

Có thể nói, xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cộng đồng, từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phầm cho đến người tiêu dùng. Không những vậy, người tiêu dùng còn có động thái thực hiện việc quay lưng, tẩy chay sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khi doanh nghiệp bị người dân tố cáo hoặc bị các cơ quan chức năng công bố.

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cho thấy, các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Chẳng hạn, đối với ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5-11,4%. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này. Con số thống kê thực tế từ Chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh cũng cho thấy, sức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia Chiến dịch tại các hệ thống siêu thị Co.opMart trong tháng triển khai chường trình thường tăng 50%-60% so với tháng khác trong năm, tạo nên một hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng người tiêu dùng.

Đây là động lực để các doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh, tạo sức cạnh tranh riêng trên thị trường. Mặt khác, kết quả khảo sát của công ty Nielsen cũng cho biết, có tới khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, có thương hiệu “xanh” và “sạch”. Điều này có nghĩa, khi thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu sản phẩm sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường cũng có xu hướng tăng lên.

Dù một xu hướng tiêu dùng mới, tích cực đã được hình thành, song tiêu dùng xanh được đánh giá mới chỉ là những hoạt động đơn lẻ, chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động hẹp, vì vậy tính bền vững chưa cao do Việt Nam chưa có công cụ đủ mạnh để điều chỉnh hành vi sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi từ nhận thức đến hành động của người tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: Phong tục, tập quán, văn hóa, trình độ học vấn, tình trạng cư trú và khả năng kinh tế...

Là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân của người dân chưa cao (ước tính thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2019 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng - số liệu Tổng cục Thống kê) thì giá cả vẫn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hành vi tiêu dùng bền vững của người dân. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn “tiện đâu mua đấy” khi các chợ cóc, hàng quán vỉa hè còn khá phổ biến. Điều đó cho thấy để thay đổi thói quen tiêu dùng sẽ phải mất nhiều thời gian, tuy nhiên, những kết quả trên là những tín hiệu tích cực để phong trào tiêu dùng xanh sẽ ngày càng lan tỏa và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Qua đó, không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, mở ra hướng phát triển mới cho các doanh nghiệp mà còn thúc đẩy và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt Môi trường

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt

TTTĐ - Do mưa giảm nên lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy có xu hướng rút nhanh. Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt.
Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ Môi trường

Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 26/9, khu vực các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng phổ biến ở Kon Tum từ 15-40mm, có nơi trên 60mm; Lâm Đồng từ 10-20mm, có nơi trên 50mm.
Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ Môi trường

Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, mặc dù tại Thủ đô Hà Nội không xảy ra mưa lớn, song lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy rút rất chậm. Với tốc độ lưu thoát như hiện nay, vùng thấp trũng, ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức còn ngập lụt 3 - 5 ngày tới; vùng ven sông Tích thuộc huyện Thạch Thất, Quốc Oai là 2 - 4 ngày. Do đó, các địa phương cần có phương án đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con Nhân dân.
Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh" Môi trường

Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh"

TTTĐ - Với mục tiêu nâng cao nhận thức, hành động của trẻ em về bảo vệ môi trường, thúc đẩy lối sống xanh, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã phát động Cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề "Ngôi trường xanh".
Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn Xã hội

Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn

TTTĐ - Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn.
Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường Xã hội

Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường

TTTĐ - Mặc dù Cụm công nghiệp An Lưu tại thị xã Điện Bàn có nhà máy xử lý nước thải nhưng nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý vẫn chảy ra môi trường, gây ô nhiễm.
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa Môi trường

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/9 và ngày 23/9, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Vinamilk: Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn Môi trường

Vinamilk: Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn

TTTĐ - Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023 - 2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Xem thêm