Tag

Tìm giải pháp “xóa trắng” cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đô thị 31/05/2022 16:07
aa
TTTĐ - Theo ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn nhất cả nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng chưa cao, chưa phát huy và khai thác đúng tiềm năng và lợi thế tự nhiên vùng. Nguyên nhân xuất phát từ việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông vùng ĐBSCL đang vừa thiếu và yếu.
Đề xuất thực hiện dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài Đẩy nhanh tiến độ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông Xe chở dầu nhớt bốc cháy dữ dội trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương Bà Rịa - Vũng Tàu: Bố trí 670 tỷ đồng giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Sáng ngày 31/5, báo Thanh Niên đã tổ chức hội thảo “Xóa trắng cao tốc, phát huy lợi thế Đồng bằng sông Cửu Long" nhằm tìm ra giải pháp phát triển hệ thống giao thông của vùng.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập báo Thanh Niên cho biết, hiện nay ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây nên còn được gọi là vựa nông sản lớn nhất cả nước. Ngoài ra, khu vực này cũng sở hữu chuỗi đảo quan trọng kiểm soát tuyến đường biển Thái Bình Dương qua Biển Đông nối với Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông nói chung và cao tốc nói riêng của khu vực này lại hết sức khiêm tốn.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn ví dụ tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương dài 40km dành riêng cho ô tô với vận tốc 120km/h khởi công tháng 12/2004 nhưng gần một thập kỉ sau là đến tháng 2/2010, tuyến đường mới hoàn thành để đưa vào hoạt động. Từ khi đi vào hoạt động, tuyến cao tốc này đã giải phóng con đường độc đạo Quốc lộ 1 từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây đã xuống cấp, quá tải và thường xuyên bị ùn tắc…

Tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, ĐBSCL có vị thế, chiến lược vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chính vì vậy, Chính phủ đã có nhiều chính sách để phát triển hạ tầng từ đường bộ, đường thủy, hàng hải và hàng không. Đến nay, đã có nhiều bước phát triển về đường thuỷ và đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay vùng ĐBSCL vẫn chưa thực sự phát huy hết thế mạnh, tính kết nối vùng còn hạn chế, nguyên nhân là hệ thống đường bộ cao tốc còn hạn chế. Đến nay, trong toàn vùng mới có 91km đường bộ cao tốc (cả nước có hơn 1.000 km), chiếm 7%.

"Một trong những nguyên nhân quan trọng là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải với khối lượng lớn, tốc độ nhanh, an toàn. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông cho khu vực tuy đã được Đảng, Nhà nước quan tâm bố trí nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu do điều kiện địa hình bị chia cắt, nền địa chất yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên suất đầu tư xây dựng lớn.

Theo tính toán, suất đầu tư đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với các khu vực khác, đây cũng là một phần lý do khiến số lượng công trình được đầu tư chưa được nhiều, đồng thời khả năng kêu gọi nguồn lực từ xã hội bị hạn chế…", ông Nguyễn Duy Lâm phát biểu.

Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương
Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương

Theo báo cáo tại hội thảo, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách có tính đột phá, tập trung ưu tiên bố trí mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã rà soát, đánh giá và căn cứ điều kiện đặc thù, lợi thế của các phương thức vận tải của từng vùng, miền, trong đó có ĐBSCL.

Cụ thể, Bộ GTVT đã triển khai lập đồng thời 5 quy hoạch ngành quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thành xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các phương thức nhằm tái cơ cấu thị phần vận tải, nâng cao chất lượng vận tải và giảm chi phí logistics. Trong đó, riêng về quy hoạch đường bộ cao tốc đã hoạch định đến năm 2050 toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1.180km/9.014km của cả nước. Cụ thể, đến năm 2030 có khoảng 760km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420km.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết: Sắp tới, để hoàn thành hệ thống đường cao tốc trong vùng ĐBSCL giai đoạn 2026 - 2030 thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong đó, ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương thì chúng ta cần huy động nguồn lực xã hội, các địa phương có tuyến cao tốc đi qua cần ưu tiên, phân bổ ngân sách địa phương. Dự kiến đến hết năm 2025, vùng ĐBSCL sẽ cơ bản hoàn thành thêm khoảng 460km đường bộ cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc trong vùng lên khoảng 550km.

Theo đó , cụ thể gồm: Hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; Triển khai và cơ bản hoàn thành tuyến Cần Thơ - Cà Mau với chiều dài 109km. Bên cạnh, Chính phủ đang trình Quốc hội khóa XV chủ trương đầu tư tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với chiều dài 188km.

Hiện nay, Bộ đang lập dự án đầu tư tuyến Mỹ An - Cao Lãnh dài 26km, dự kiến khởi công trong năm 2023; Tiếp tục đầu tư một số hạng mục để tổ chức khai thác đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (80km) theo tiêu chuẩn đường cao tốc...

Đọc thêm

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Những cây cầu đang dần thay đổi diện mạo TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cầu Long Đại, cầu Tăng Long, cầu Nam Lý… là những dự án quan trọng của TP Thủ Đức, không chỉ sẽ hoàn thiện hệ thống đường bộ mà còn tăng tính liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Hiện nhiều công trình còn đang thi công dang dở nhưng hứa hẹn sẽ mang lại diện mạo mới và những lợi ích quan trọng cho thành phố sau khi hoàn thành.
Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện Đô thị

Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị Đô thị

Đề xuất chính sách đặc thù bồi thường dự án đường sắt đô thị

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đề xuất cho phép UBND TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh trong trong các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Thủ đô...
Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng Đô thị

Nguyên tắc để không tăng tiền điện mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời tiết tháng 6 tại Thủ đô trải qua nhiều đợt nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, kéo theo hóa đơn tiền điện tăng là nỗi lo của đa số gia đình. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng sử dụng điện kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí.
5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị Xã hội

5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

TTTĐ - Cảng hàng không Quảng Trị được thực hiện tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Đô thị

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

TTTĐ - Với sự gia tăng nhu cầu đi lại của người dân đô thị, ngoài việc đáp ứng số lượng chuyến xe buýt, thì cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Đồng thời phải hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa Đô thị

Dự án thoát nước trăm tỷ đồng, vừa khánh thành đã sửa

TTTĐ - Dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức khánh thành vào cuối tháng 4 vừa qua đã phải tu sửa.
Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước Đô thị

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).
Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc Đô thị

Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc

TTTĐ - Đầu tư dự án Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm tưởng niệm, vinh danh các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Xem thêm