Tin tức trong ngày 10/1: Miền Bắc tiếp tục đón đợt không khí lạnh tăng cường mới
Trong tháng 10 sẽ có khoảng 4-6 đợt không khí lạnh Khả năng mùa đông năm nay đến sớm và lạnh hơn Không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc bộ |
Miền Bắc tiếp tục đón đợt không khí lạnh tăng cường mới
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin mới về đợt không khí lạnh tăng cường.
Theo đó, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Trung tâm đưa ra dự báo, từ đêm nay (10/1), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên từ đêm mai gió đông bắc trong đất liền ở Bắc Bộ và Trung Bộ lại mạnh lên cấp 3-4, vùng ven biển cấp 5, giật cấp 6. Ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-3,0m.
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới từ đêm nay |
Trong đêm nay và ngày mai (10/01), các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà có mưa, có nơi mưa vừa. Ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế trời rét hại với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ, vùng núi 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ và có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế 9-12 độ; các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-17 độ; Tây Nguyên đêm và sáng trời rét; Nam Trung Bộ và Nam Bộ trời lạnh vào đêm và sáng sớm.
Vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ và vùng biển phía Tây của Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3,0-5,0m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và giữa Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh, sóng biển cao từ 4,0-6,0m.
Riêng khu vực Hà Nội: Không mưa. Trời rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-10 độ.
Xe khách không được chạy trên đường Cành đai 3 dưới thấp
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản điều chỉnh hành trình các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh sau khi thông xe cầu Thăng Long.
Theo đó, trước thời điểm cầu Thăng Long được sửa chữa và dự án đường trên cao Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long thông xe, tất cả xe khách liên tỉnh chạy đến các bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Sơn Tây, sau khi xuất, nhập bến đều di chuyển trên trục đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng. Việc này đã làm lưu lượng phương tiện tăng lên, đặc biệt là tình trạng xe khách dừng đỗ, bắt khách trên đường diễn ra lộn xộn, gây ùn tắc giao thông.
Để giảm lưu lượng xe trên đường và hạn chế tình trạng ùn tắc, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải, đơn vị khai thác bến xe và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc điều chỉnh hành trình các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh sau khi thông xe cầu Thăng Long.
Ùn tắc trên đường Phạm Hùng |
Cụ thể, đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có hành trình thông qua cầu Thăng Long và có điểm đi, đến Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Yên Nghĩa và Bến xe Sơn Tây di chuyển theo hành trình: Cầu Thăng Long - đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) - cầu vượt Mai Dịch - đường Phạm Hùng để tiếp cận Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.
Đối với xe khách đến và đi tại Bến xe Yên Nghĩa, di chuyển theo hành trình: Cầu Thăng Long - đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) - cầu vượt Mai Dịch - đường Phạm Hùng - đường gom Đại lộ Thăng Long - đường 70 - đường 72 - Lê Trọng Tấn - quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa và ngược lại.
Đối với xe khách đi và đến Bến xe Sơn Tây, di chuyển theo hành trình: Cầu Thăng Long - đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) - cầu vượt Mai Dịch - lối xuống tại nút giao Phạm Hùng, Big C - Đại lộ Thăng Long - quốc lộ 21 - Bến xe Sơn Tây và ngược lại.
Với các xe khách có hành trình "quá cảnh" chạy qua Hà Nội di chuyển theo hành trình cầu Thăng Long - đường Vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch, cầu Thăng Long) - cầu vượt Mai Dịch - đường Vành đai 3 trên cao đi các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5... và ngược lại.