Tag

Tổ chức thi hành Luật Thủ đô là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Xã hội 07/12/2024 13:41
aa
TTTĐ - Hà Nội xác định việc xây dựng văn bản triển khai và tổ chức thi hành Luật Thủ đô là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP thời gian tới. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản được giao theo Luật Thủ đô.
Khai mạc kỳ họp chuyên đề triển khai Luật Thủ đô Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội Bài 3: Tận dụng tối đa Luật Thủ đô, gỡ bỏ mọi hàng rào pháp lý

Ngày 6/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giúp đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống (Ảnh minh hoạ)
Hà Nội xác định việc xây dựng văn bản triển khai và tổ chức thi hành Luật Thủ đô là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP thời gian tới (Ảnh minh hoạ)

Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Theo đó, để triển khai thi hành Luật Thủ đô đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn TP, gắn kết chặt chẽ với việc tổ chức thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ TP đến cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Trước hết, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về nội dung, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, các cơ chế, chính sách, quy định của Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô gắn với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô.

Đặc biệt là tạo sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô; tập trung, huy động mọi nguồn lực, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo thẩm quyền của TP.

Trong đó, xác định việc xây dựng văn bản triển khai và tổ chức thi hành Luật Thủ đô là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP thời gian tới. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản được giao theo Luật Thủ đô.

Tiếp đó, việc xây dựng văn bản phải bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Luật Thủ đô và yêu cầu thực tiễn của TP; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các cơ chế, chính sách, quy định của Luật Thủ đô; bảo đảm công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về Thủ đô.

Bảo đảm thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TƯ ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Trong đó, chú trọng việc cập nhật, xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn của TP và tiếp thu quan điểm, định hướng và tư tưởng chỉ đạo mới của Trung ương về xây dựng thể chế và tinh gọn bộ máy.

Tiếp tục rà soát bộ máy biên chế

Trên cơ sở Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy hoạch các cấp, ngành, lĩnh vực của TP. Trong đó, chú trọng đến quy hoạch phát triển các thiết chế, mô hình đã được quy định trong Luật Thủ đô; làm cơ sở để cụ thể hóa, triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của Luật Thủ đô.

Tiếp tục rà soát về tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức để triển khai việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan bên trong, bảo đảm phù hợp yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực; không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác.

Bảo đảm mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; bố trí hợp lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu về đặc điểm, tính chất, khối lượng công việc đặc thù của Thủ đô và thực hiện chế độ chi thu nhập tăng thêm theo thẩm quyền được giao cho TP quy định tại Luật Thủ đô.

Đồng thời, rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án về phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật Thủ đô, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng quản lý, điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để bảo đảm việc tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền TP.

Trong đó, trọng tâm là các lĩnh vực tài chính - ngân sách, đầu tư, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, vệ sinh, môi trường nhằm tạo sự chủ động sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đồng thời, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, ủy quyền, kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp chính quyền thành phố.

Ban Thường vụ Thành uỷ giao Đảng đoàn HĐND TP lãnh đạo việc xây dựng cơ chế, chính sách, quy định thuộc thẩm quyền của HĐND TP để triển khai thi hành Luật Thủ đô; thực hiện giám sát việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Chỉ thị này.

Hạnh Nguyên

Đọc thêm

Hồi sinh những dòng sông "chết": Quan trắc trực tuyến để có nhiều số liệu cụ thể hơn Môi trường

Hồi sinh những dòng sông "chết": Quan trắc trực tuyến để có nhiều số liệu cụ thể hơn

TTTĐ - Chuyên gia Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, mỗi dòng sông ô nhiễm phải có các giải pháp khác nhau, không thể có giải pháp chung được. Muốn có giải pháp riêng phải có dữ liệu số, quan trắc riêng biệt.
Công an xã Phú Xuyên triển khai vận hành tốt mô hình "một cửa" Xã hội

Công an xã Phú Xuyên triển khai vận hành tốt mô hình "một cửa"

TTTĐ - Tinh thần chủ động, tác phong kỷ luật, thái độ phục vụ Nhân dân tận tụy, gần gũi đã và đang giúp lực lượng Công an xã Phú Xuyên ngày càng nhận được sự ủng hộ của người dân.
Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai Xã hội

Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Sáng 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.
Hà Nội đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường Đô thị

Hà Nội đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 10/7 của Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và công nghiệp Hà Nội Xã hội

Thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và công nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản thống nhất cho Hà Nội thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội.
Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông Môi trường

Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông

TTTĐ - Để giải quyết vấn đề về ô nhiễm tại những dòng sông, các địa phương phải bắt tay hợp tác giải quyết, liên kết để có giải pháp tổng thể. Việc liên kết vùng không chỉ riêng về vấn đề thuỷ lợi, ứng phó thiên tai mà phải quyết liệt xử lý nước thải liên quan tới cả hệ thống dòng sông.
Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất làm nhà ở thương mại Xã hội

Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất làm nhà ở thương mại

TTTĐ - Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội, gồm 150 khu đất với tổng diện tích đất khoảng 690,04ha.
Ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư Đô thị

Ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

TTTĐ - Sáng 10/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1) (thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô năm 2024).
Từ 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần Môi trường

Từ 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 10/7 của Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết Quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô) với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Động lực thúc đẩy hoạt động tái chế rác thải Môi trường

Động lực thúc đẩy hoạt động tái chế rác thải

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 10/7 của kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Nghị quyết về Quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô) đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Xem thêm