Tag

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

Xã hội 19/05/2024 16:00
aa
TTTĐ - Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” vừa được tổ chức tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đoàn đại biểu cấp cao Hà Nội thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội hội kiến lãnh đạo Thành ủy Bắc Kinh Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh

Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).

Đây là những hoạt động bên lề chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm trưởng đoàn nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Toàn cảnh tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tổ chức tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh, Trung Quốc)

Tọa đàm diễn ra vào chiều 17/5/2024 tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, thành phố Bắc Kinh. Tham dự tọa đàm về phía thành phố Hà Nội có ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; ông Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học nghiên cứu và bảo tồn khu di tích Cổ Loa và thành cổ Hà Nội.

Về phía thành phố Bắc Kinh có bà Trương Á Hồng, Phó Chủ nhiệm Trung tâm quản lý công viên thành phố Bắc Kinh; ông Li Xiaoguang, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên; ông Vương Tiêu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Di Hòa Viên; bà Vinh Hoa, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên; GS Lữ Châu, Học viện Kiến trúc - Đại học Thanh Hoa.

Tọa đàm còn có sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia, cán bộ của hai khu di sản tại Hà Nội và Bắc Kinh (Trung Quốc).

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tặng quà lưu niệm lãnh đạo Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh tặng quà lưu niệm Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội

Tọa đàm khoa học là diễn đàn để các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn hai đơn vị trao đổi về vấn đề bảo vệ, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa ở hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh.

Trong đó, các đại biểu chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận các nội dung chính như: Giới thiệu về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng các cung điện và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Các đại biểu đến từ Thủ đô Hà Nội đã có 4 bài tham luận quan trọng tại tọa đàm. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tham luận: Giới thiệu tổng quan Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội với bài tham luận “Nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên nhằm phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, tham luận “Long Trì - Đan Trì trong cấu trúc Khu Trung tâm cấm thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lý - Trần - Lê” tại tọa đàm

GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam mang đến tọa đàm bài tham luận quan trọng: “Long Trì - Đan Trì trong cấu trúc Khu Trung tâm cấm thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lý - Trần - Lê” và TS Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội với bài “Nghiên cứu chính điện Kính Thiên thời Lê tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long qua các nguồn tư liệu sử học và định hướng bảo tồn, phục dựng”.

Nội dung các bài viết của đại biểu đến từ Hà Nội giới thiệu về Khu Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long - một quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long xưa - Hà Nội ngày nay. Đó là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua Việt Nam xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử (từ thế kỷ XI đến XVIII) và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam, được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Chính phủ Việt Nam, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đang chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng một số cung điện. Kết quả của tọa đàm sẽ nêu lên định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.

Đoàn đại biểu của thành phố Bắc Kinh cũng đã mang tới tọa đàm các tham luận rất có giá trị. Trong đó, Văn phòng quản lý Di Hòa Viên tham luận: Tổng quan về Di sản văn hóa thế giới Di Hòa Viên. Bà Trương Á Hồng với bài viết “Vẻ đẹp cổ kính, phong cách hiện đại: Bảo vệ, kế thừa và phát triển các công viên lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh”.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đại biểu của thành phố Bắc Kinh tham luận tại tọa đàm

Các đại biểu Lý Hiểu Quang, Triệu Hiểu, Yến Hoàng Hâm tham luận về vấn đề “Bảo vệ và phát triển di sản Di Hòa Viên từ góc nhìn trí tuệ sinh thái”.

Đại biểu Vương Thụ Tiêu với “Góc nhìn về vai trò và nghiên cứu thực tiễn về Di Hòa Viên, Di sản văn hóa thế giới trong xây dựng thành phố Bắc Kinh”; các đại biểu Diêm Hiểu Vũ, Tôn Vỹ tham luận về vấn đề “Giám sát môi trường sinh thái di sản văn hóa từ góc độ bảo vệ giá trị di sản”.

GS Lữ Châu có bài viết giá trị về “Bảo vệ có hệ thống các thành phố lịch sử - ví dụ từ thành phố Bắc Kinh”.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đại biểu tham luận tại tọa đàm

Nội dung các bài viết đều giới thiệu về Khu Di sản Thế giới Di Hòa Viên nói riêng và các di sản văn hóa thế giới tại Bắc Kinh nói chung. Di Hòa Viên nằm trong khu vực trọng điểm của hệ thống các di tích lịch sử và văn hóa của Bắc Kinh; được biết đến là khu vực Tam sơn ngũ viên, là khu vườn Hoàng gia quan trọng nhất ở cố đô Bắc Kinh được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 1998.

Từ đó đến nay, công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Di Hòa Viên được chú trọng trên nhiều phương diện như: Quy hoạch, xây dựng cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ quản lý động thực vật hoang dã, đặc biệt là bảo tồn các di tích kiến trúc cổ, phục dựng các công trình kiến trúc...

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn tham quan di tích Di Hòa Viên

Tại buổi tọa đàm, trên cơ sở giới thiệu các hoạt động cụ thể đã triển khai tại di sản mà hai thành phố quản lý, các đại biểu cùng hướng tới mục đích trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến ​​thức, học hỏi lẫn nhau. Thông qua tọa đàm, hai đơn vị có thể đưa ra những hướng nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản ở cả hai thành phố vốn có nhiều nét tương đồng.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng Muôn mặt cuộc sống

Cảnh sát giao thông Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng

TTTĐ - Đến 16h ngày 26/7, thông tin về việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trang trọng, an toàn được phát đi từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội.
Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

TTTĐ - Chiều 26/7, người dân Thủ đô đứng dọc hai bên tuyến đường đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhân dân Thủ đô bật khóc tiễn biệt người con ưu tú của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng...
Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến Muôn mặt cuộc sống

Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến

TTTĐ - Từ trưa 26/7, mặc dù trời Hà Nội nắng như “đổ lửa” nhưng đông đảo người dân đã có mặt dọc các tuyến đường khu vực đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - gần Nghĩa trang Mai Dịch để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Xem thêm