Tọa đàm - Ra mắt sách "Việt Nam sử lược"
Ra mắt bộ tiểu thuyết vĩ đại "Vận mệnh người lính tốt Svejk trong đại chiến thế giới" |
100 năm xuất bản lần đầu
"Việt Nam sử lược" của học giả Trần Trọng Kim ra mắt độc giả năm 1920, giữa lúc nền học thuật nước nhà chỉ có các bộ đại tác như "Đại Việt sử ký toàn thư" hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục là nguồn sử liệu chính thống.
Sách sử Việt Nam khi đó gần như chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của đại chúng: sách chủ yếu được viết bằng chữ Hán, lưu hành trong giới trí thức, hoàn toàn theo quan điểm phong kiến, trung với vua, lấy nhà vua và các sự kiện của các vương triều làm trung tâm. Một số tác phẩm viết bằng quốc ngữ manh nha xuất hiện, nhưng còn rời rạc, sơ sài…
"Việt Nam sử lược" - ấn bản kỉ niệm 100 năm xuất bản lần đầu (1920 - 2020) |
Vì vậy, với phương pháp ghi chép mới mẻ, có hệ thống, cách kể lôi cuốn, và tư duy sử học tiến bộ so với đương thời, từ khi được xuất bản lần đầu cho đến tận ngày nay, Việt Nam sử lược thường được coi như cuốn sách vỡ lòng cho bất cứ ai bắt đầu tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện và phổ biến “tấm Nam sử” mà học giả Trần Trọng Kim đã dệt những sợi đầu tiên cách nay một thế kỷ, Đông A phát hành Việt Nam sử lược - Ấn bản kỷ niệm 100 năm xuất bản lần đầu.
Biên tập công phu
Đông A thực hiện ấn bản này trên tinh thần nỗ lực hoàn bị tác phẩm, hoàn thiện “tấm Nam sử” như lời mong ước của chính tác giả, cũng là để gửi đến tay bạn đọc một cuốn sách hoàn thiện và chỉn chu nhất.
Sau khi đối chiếu các bản in, phần văn bản của ấn bản lần này được Đông A thực hiện theo bản in lần thứ năm (1954) của Nhà xuất bản Tân Việt, là bản được chính tác giả Trần Trọng Kim chỉnh sửa lần cuối. Đông A bổ sung thêm một số chi tiết trong nội dung của các bản in năm 1920, 1928, 1971.
Hình ảnh minh họa dựa theo bản in lần thứ 2 năm 1928 của Imprimerie Vĩnh & Thành Hà Nội. Bổ sung thêm gần 60 minh họa từ các nguồn tư liệu ở bảo tàng, tranh dân gian, sách báo xưa...
Bản đồ được sao chụp trực tiếp từ ấn bản 1954, bổ sung thêm 2 bản đồ từ ấn bản 1928.
Bản in lần này cũng bổ sung Lời đề tặng ngài Thân Trọng Huề (trong lần in thứ nhất năm 1920), Sách dẫn (có hiệu chính, bổ sung) trong bản in năm 1971 để giúp độc giả tra cứu nhanh chóng nhân danh, địa danh, một số mục từ quan trọng...
Với những từ ngữ ít quen thuộc, chi tiết nghi sai sót, không nhất quán khi đối chiếu với các bộ chính sử, hoặc cần làm rõ thêm do có những phát hiện mới trong ngành sử học, Đông A chú thích ở cuối trang, biểu thị bằng ký hiệu (Đ.A) để phân biệt với nguyên chú của tác giả.
Ấn phẩm được thiết kế, in ấn thẩm mỹ
Ấn phẩm lần này được làm bìa cứng. Bìa trong đơn giản, sang trọng, phần chữ tên sách ép kim. Bìa áo được thiết kế với các hoa văn, hình ảnh đặc trưng của văn hóa Việt Nam (nghê, rồng, trống đồng Đông Sơn, khánh thời Nguyễn...) với màu sắc hoài cổ, trang nhã.
Sách được in khổ lớn 18,5 x 26,5cm, giấy GV76-BB định lượng 100 gsm (loại giấy từng được sử dụng in sách giới hạn S100, hoặc các ấn bản cao cấp thời gian gần đây). Ruột sách in hai màu bằng công nghệ mực vi sinh thân thiện với môi trường.
Ngoài bản bìa cứng cao cấp có quy cách như trên, Đông A sẽ giới thiệu tới bạn đọc 500 bản giới hạn, đánh số nhảy từ DA 001 đến DA 500; 101 bản đặc biệt đánh số từ ĐA_1920 đến ĐA_2020. Hai loại ấn bản này được in bằng công nghệ mực vi sinh, mạ cạnh sách bằng nhũ vàng, đóng dấu đỏ của Đông A dành cho người sưu tầm và chơi sách.
Quà tặng kèm trang nhã, hữu dụng
Mỗi cuốn sách đi kèm: 1 Bookmark in màu trên giấy Ivory ngoại nhập; 8 Postcard in màu trên giấy Ivory ngoại nhập, với các hình ảnh đậm chất lịch sử, đậm chất Việt Nam; 1 Bản đồ Hà Nội 1873, tỷ lệ 1:12.500, do nhà họa đồ Phạm Đình Bách thực hiện, in màu trên giấy Ford ngoại nhập.
Với những điểm đáng lưu ý trên, Đông A mong muốn gửi tới bạn đọc một ấn bản không chỉ chỉn chu về mặt nội dung mà còn trang nhã về mặt hình thức nhân kỉ niệm 100 năm ngày tác phẩm ra đời 1920 - 2020.
Ra mắt 2 tập truyện mới về những người trẻ đi tìm chính mình |
Ra mắt bộ sách "Tuyên bố về quyền" |
Ra mắt cuốn sách "Cơm ngon quá, con cảm ơn mẹ" |