Tag
Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

“Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long

Văn hóa 20/11/2020 10:48
aa
TTTĐ - “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, nhà giáo là những người đưa ta đến với bến bờ tri thức. Có nhớ ơn người dạy dỗ thì khi ấy chúng ta mới trưởng thành và trân trọng hành trang kiến thức để bước vào đời của mình. Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học chính là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ngàn đời nay. Đối với công dân Thủ đô, điều này còn là hành động tích cực để bồi đắp, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Tự hào truyền thống hiếu học của người Hà Nội

Là kinh đô nhiều đời, Thăng Long không chỉ là trung tâm về chính trị mà còn trung tâm về học hành, thi cử. Chính bởi vậy, người Hà Nội trong rất nhiều những nét thanh lịch, văn minh thì truyền thống trọng thầy, trọng chữ nghĩa cũng là một điểm sáng rất đáng tự hào.

Những dấu xưa còn đó

Nhiều người Hà Nội hiện nay biết rõ những con phố của Thủ đô còn lưu dấu lại về sự học hành của người Thăng Long xưa. Đó là phố Tràng Thi “ngày xưa là nơi thi Hương, nên phố được gọi là Tràng Thi. Ở đây là nơi sĩ tử của các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đến thi Hương. Lúc đầu là một bãi đất, xung quanh rào tre nữa. Tới năm Thiệu Trị thứ 5 thì tường đã xây bằng gạch và trong có 21 toà đường viện (theo Đại Nam nhất thống trí).

Các toà đường viện này là nơi của các Khảo quan, còn sĩ tử thì vẫn ở bãi trống chia làm 4 vi (4 khu vực), mỗi vi dành cho một số tỉnh. Cứ 3 năm tổ chức một lần, thời gian trống giữa các kỳ thi đất để cho dân cày cấy, trồng hoa màu. Khoa Thi Hương cuối cùng ở đây là năm 1879. Từ 1886 trở đi Tràng Thi Hà Nội bị bãi bỏ và đem tập trung về Nam Định” (trích Từ điển đường phố Hà Nội).

Cũng vì sự học hành, thi cử này mà Thăng Long xưa cũng có phố Hàng Bút, Hàng Giấy là những vật phẩm không thể thiếu cho nghiệp “bút nghiên” để cho các sĩ tử hay người theo học chữ thánh hiền có thể mua sắm phục vụ cho việc học hành của mình.

Bên cạnh đó, không chỉ chú trọng việc tuyển người tài bằng chữ nghĩa, nhà Trần xưa kia cũng lập ra Giảng Võ đường (phố Giảng Võ) ngày nay để làm nơi thao luyện quân sự. Ở đây, theo PGS.TS. Lê Trung Hoa: “Nguyên trước đây, ở khu vực này có một ngôi điện mang tên Giảng Võ được xây dựng năm 1010. Đây là nơi vua Lý Thái Tổ và các quan võ đến họp bàn việc nước.

Đến năm 1170, tại khu này có lập một trường dạy võ và bắn cung (gọi là xạ đình). Việc học võ nói riêng và quân sự nói chung được duy trì dưới triều Lý (1010 – 1225) và triều Trần (1226 – 1400).

Tháng 8 Âm lịch năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở Giảng Võ đường để luyện tập võ nghệ chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược nước ta của quân Nguyên Mông. Tháng 10 Âm lịch năm 1481, vua Lê Thánh Tông cho đào hồ Hải Trì, xây lại điện Giảng Võ để tập luyện binh tượng.

Vậy địa danh Giảng Võ bắt nguồn từ tên các điện và trường luyện tập võ nghệ để bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta ở các triều đại cũ”. Như vậy, cũng có nghĩa là, tại nơi đây không chỉ để nơi rèn luyện võ nghệ bảo vệ tổ quốc mà còn là nơi dạy và học những bài học binh pháp, tôi rèn bản lĩnh chiến trường.

Trọng việc học hành, từ xưa Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được lập nên để thờ phụng tiên sư của đạo Nho và làm nơi trau dồi kiến thức, được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Trọng việc học hành, từ xưa Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được lập nên để thờ phụng tiên sư của đạo Nho và làm nơi trau dồi kiến thức, được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Đặc biệt, không thể không kể đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam. Ngoài chức năng “Văn Miếu” là thờ cúng các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, Văn Miếu còn mang chức năng của một trường học hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông), con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi.

Sau đó, năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn Miếu. Có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con của vua và con các bậc đại quyền quý (hay gọi tên là quốc tử). Năm 1253, tức Nguyên Phong thứ ba thời vua Trần Thái Tông, đổi Quốc Tử giám thành Quốc học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái của các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Trọng đạo tôn sư, trọng đạo làm người

Như vậy, đạo học nói riêng hay tri thức nói chung đã được coi trọng, bồi đắp suốt nhiều đời qua tại Thăng Long- Hà Nội. Bao giờ cũng vậy, kinh đô là nơi tập trung cho việc thi cử, tuyển chọn người tài thì lại càng tập trung nhiều thầy giỏi và nhiều người hiếu học tìm đến.

Trong khi đó, cho đến ngày nay nhiều ngôi làng khoa bảng như làng Đông Ngạc, Đôn Thư, Tả Thanh Oai, Hạ Yên Quyết, Nguyệt Áng, Phú Thị, Thượng Yên Quyết… Ai cũng biết, trong đạo học thì “tôn sư” chính là một điều tiên quyết. Bởi không tôn trọng người dạy dỗ mình thành tài thì “có tài mà không có đức cũng là người vô dụng”. Không chỉ truyền bá kiến thức, người thầy còn là người chỉ dạy cho ta đạo đức, nghĩa lý để làm người.

Người Hà Nội vẫn rưng rưng với những câu chuyện về sự thượng tôn giáo dục, đạo học cao hơn cả đẳng cấp trong xã hội, dù làm vua chúa hay quan chức cũng vẫn phải kính trọng thầy mà sách vở còn chép lại. Những tích truyện như quan Hành khiển Phạm Sư Mạnh về thăm thầy Chu Văn An, ngựa xe làm huyên náo cả vùng bị thầy quở trách, lần sau chỉ dám mặc áo thâm, đi một mình để giữ lễ thầy trò.

Hay điển hình như câu chuyện vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ, không trống rong cờ mở mà chỉ mang theo vài cận thần. Thấy thầy giáo, vua vội vàng đến gần cụ. Theo nghĩa vua tôi, cụ sụp lạy nhưng vua Lê Hiến Tông nhanh tay nâng vai thầy lên, lễ phép nói: "Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ".

Sau đó, quay lại với những người đang quỳ rạp hai bên đường, vua nhẹ nhàng bảo: "Cho tất cả các người đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư", đồng thời nhắc lại rằng, ông đến đây để thăm thầy chứ không phải đi việc công cán, mọi nghi lễ chốn triều đình nên dùng vào lúc khác.

“Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long
Truyền thống "Tôn sư trọng đạo", kính thầy yêu chữ đã có từ ngàn xưa

Ngôi nhà thầy Nguyễn Bảo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái của một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình đứng vấn an thầy. Cụ Nguyễn Bảo giật mình: "Tâu bệ hạ, đâu lại có thể như thế được. Đạo thầy là nặng, song phép nước cao hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu. Người ngoài trông vào sao tiện ạ".

Đáp lại, nhà vua nhẹ nhàng nói: "Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử ngồi chung là đã quá lắm rồi". Nói xong, nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Sau đó nhà vua còn cùng thầy mình dùng bữa cơm dân dã rất vui vẻ.

Những câu chuyện như vậy đã làm tấm gương sáng để cho mãi mãi người đời sau noi theo. Bởi lẽ, ngoài cha mẹ là người sinh thành dưỡng dục thì thầy giáo cũng là người sinh ra ta trên phương diện tinh thần, dẫn dắt ta đến biển trời tri thức, để ta trưởng thành và sống có ích cho xã hội. Bởi vậy, tôn sư trọng đạo chính là một cách để “ăn quả nhớ người trồng cây”, là một cách trọng đạo làm người.

(Còn nữa)

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020 Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng sẽ được ban hành trong năm 2020
Thắp lửa tình yêu kịch nghệ truyền thống trong lòng giới trẻ Thắp lửa tình yêu kịch nghệ truyền thống trong lòng giới trẻ

Đọc thêm

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Xem thêm