TP HCM: Các dự án nằm trong kế hoạch hàng năm quá hạn 3 năm có thể bị hủy bỏ?
![]() |
Dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa chậm tới gần 4 thập kỷ.
- TP. Hồ Chí Minh siết chặt tình trạng chuyển nhượng dự án để trục lợi
- TP HCM: Khu đất “kim cương” 2 - 4 – 6 Hai Bà Trưng, quận 1 được định giá bao nhiêu?
- TP HCM: Dự án Centa Park “đắp chiếu”, khách hàng như ngồi trên lửa
Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP HCM, nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đất đai trên địa bàn TP, UBND TP vừa chỉ đạo Sở TNMT tham mưu việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã quá 3 năm phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ thực hiện.
Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng yêu cầu Sở TNMT đề xuất xử lý các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa triển khai thực hiện, nhất là các dự án, công trình trọng điểm và các trường hợp có quyết định thu hồi đất trước ngày 1/7/2014.
Đồng thời, UBND TP HCM yêu cầu Sở TNMT tham mưu về việc bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đầu tư, đất đai; tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4…
![]() |
Thông tin từ Văn phòng UBND TP HCM về việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án chậm 3 năm. |
Đối với UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố, UBND TP HCM cũng giao cho 5 yêu cầu:
Thứ nhất, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm mà đã quá 3 năm chưa thực hiện, cũng như dự án thu hồi đất, dự án có sử dụng đất lúa, đất rừng.
Thứ hai, tăng cường quản lý về đất đai tại địa phương, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sử dụng đất sai mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng, phân loại các trường hợp chưa đăng ký đất đai, chưa cấp giấy chứng nhận, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết cũng như các giấy chứng nhận đã ký còn chưa trao cho người được cấp.
Thứ ba, khoanh định các khu vực có khả năng sạt lở đất cao, nguy cơ đe dọa tính mạng con người; lập danh sách quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích - đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.
Thứ tư, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những trường hợp cho thuê, cho mượn trái phép, sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, không lập hồ sơ cho thuê đất công ích hoặc hồ sơ không đầy đủ, rõ ràng, không thực hiện đăng ký đất đai.
Thứ năm là nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, giảm thiểu tình trạng khiếu nại vượt cấp…
Ngoài ra, UBND TP HCM còn giao cho Thanh tra TP HCM có trách nhiệm tăng cường thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; đề xuất xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền; đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đã ban hành; giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường đầu tư.
Cũng theo thông tin từ Văn phòng UBND TP HCM, UBND TP cũng sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa những quy định thuộc thẩm quyền của UBND TP HCM; trường hợp không thuộc thẩm quyền của thành phố thì kiến nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã
