Tag

TP HCM đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho người dân

Đô thị 09/07/2021 09:06
aa
TTTĐ - Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP HCM tiếp tục cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp sản phẩm thiết yếu… được hoạt động để đảm bảo nhu cầu của người dân thành phố.
Áp dụng Chỉ thị 16 đối với Thành phố Hồ Chí Minh là quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết Thủ tướng đồng ý áp dụng Chỉ thị 16, ưu tiên vắc xin cho Thành phố Hồ Chí Minh TP HCM giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 9/7 Nhiều sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ
Hạn chế người dân ra đường nhưng TP HCM sẽ phân luồng xanh phù hợp
TP HCM hạn chế người dân ra đường và phân luồng xanh phù hợp

Phân luồng xanh cho xe chở hàng thiết yếu vào thành phố

Tối ngày 8/7, UBND TP HCM đã tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc họp, nhiều phóng viên đã đặt những câu hỏi thắc mắc liên quan đến việc TP HCM tạm ngưng các hoạt động kinh doanh ăn uống mang về, dịch vụ giao hàng, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, giải quyết hồ sơ của người dân, điều kiện ra vào thành phố… được triển khai như thế nào?

Trả lời các vấn đề này, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, từ 0 giờ ngày 9/7, TP HCM sẽ tạm ngưng tất cả các hoạt động không thiết yếu. Đối với cơ quan Nhà nước, ngưng các cuộc họp không cần thiết, không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ nhận hồ sơ trực tuyến (trừ một số thủ tục hồ sơ đặc biệt). Đối với giao thông, hạn chế giao thông không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo lưu thông hàng hóa, cung ứng những mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất.

Ngoài ra, TP HCM cũng sẽ tiếp tục cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp sản phẩm thiết yếu được hoạt động để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân. Trong đó, các đơn vị liên quan phải duy trì nguồn cung ứng để bà con yên tâm mua sắm hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch. Hiện nay, những siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn đảm bảo dồi dào nguồn hàng, các chợ truyền thống đảm bảo an toàn vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân. Đối với hoạt động giao thông, các dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, vận chuyển hàng hóa không chở người vẫn được duy trì hoạt động.

Theo ông Dương Anh Đức, trước đây, trong Chỉ thị 10, thành phố đã cấm buôn bán tại chỗ, trong đợt giãn cách này, thành phố sẽ cấm luôn việc bán mang về để thực hiện nghiêm công tác phòng dịch. Đối với các hoạt động từ thiện như phát cơm, hỗ trợ người nghèo... vẫn được hoạt động khi tuân thủ các quy định phòng dịch như tổ chức ngăn nắp, trật tự, đảm bảo không tụ tập quá 2 người...

ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM

Trả lời thắc mắc của phóng viên về điều kiện để lái xe vận chuyển hàng hoá từ TP HCM đi các tỉnh và từ các tỉnh đến TP, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM cho biết, Sở đã thống nhất với các tỉnh sẽ tiếp nhận danh sách xe và lái xe chở hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm; Xe đưa rước công nhân, chuyên gia; Xe phục vụ ra vào cảng; Xe tải quá cảnh qua TP HCM... để phân luồng xanh khi ra, vào thành phố.

Theo ông Trần Quang Lâm, tại TP HCM, Sở Công thương và các hệ thống cung ứng hàng hóa sẽ quản lý danh sách các phương tiện và lái xe này.

Sở Giao thông Vận tải sẽ đứng ra tiếp nhận phương tiện cùng với lái xe cố định, đủ điều kiện và sẽ thông báo cho các tỉnh cấp giấy phép lưu thông, đồng thời cấp mã QR dán trước các xe này. Khi đi qua chốt kiểm tra, nếu xe có mã QR nhận diện sẽ được tổ chức đi theo làn luồng xanh ưu tiên nhằm đảm bảo không ùn ứ.

"Tuy nhiên, lái xe điều khiển các phương tiện thuộc nhóm ưu tiên nói trên phải có giấy xét nghiệm Covid-19 theo đúng quy định; Đồng thời phải có thông báo được hoạt động của Sở Giao thông Vận tải TP HCM và các giấy tờ cần thiết của lái xe, đơn vị", ông Trần Quang Lâm cho biết.

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ

Trả lời thông tin về tình hình chuẩn bị nguồn cung cũng như đảm bảo giá cả hàng hóa cho người dân khi TP HCM thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 9/7, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM cho biết, hiện nay nguồn cung hàng hóa về TP qua kênh truyền thống là 3 chợ đầu mối, kênh phân phối hiện đại, cửa hàng lương thực thực phẩm (LTTP) và lực lượng nòng cốt là doanh nghiệp (DN) bình ổn thị trường.

“Riêng DN bình ổn thị trường, chúng tôi đã tính toán các phương án, kịch bản cho những tình huống cần lượng hàng hóa tăng cao như những dịp lễ, tết hoặc thời điểm như hiện nay. Các DN hiện đã thực hiện đúng chỉ đạo của Sở Công thương là tăng lượng hàng dự trữ lớn từ hai đến ba lần; Trong đó, các DN như Saigon Co.op, Satra đảm bảo nguồn hàng dự trữ này tối thiểu một tháng, riêng Saigon Co.op dự trữ đến ba tháng”, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Nguyên Phương, hiện nay 3 chợ đầu mối đang tạm dừng hoạt động và Sở đang phối hợp với quận, huyện mà các chợ này đóng trên địa bàn để tìm những mặt bằng, vị trí phù hợp nhằm tổ chức làm điểm trung chuyển hàng hóa cho thương nhân tập kết hàng, sau đó sẽ chuyển sang các xe nhỏ đưa về chợ nhỏ lẻ.

Các siêu thị duy trì nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch
TP HCM duy trì nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch

Đối với các kênh mua sắm hiện đại, khi nhu cầu mua sắm người dân tăng cao, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ tăng thời gian bán hàng lên. Theo đó, tùy siêu thị sẽ mở cửa từ 6 giờ sáng, đóng cửa vào 11 hoặc 12 giờ đêm. Riêng hệ thống Bách Hóa Xanh sẵn sàng mở cửa 24/24 giờ, phục vụ cho đến người khách cuối cùng mới đóng cửa.

"Qua việc thực hiện đó cộng với lượng hàng dự trữ đầy đủ như vậy, người dân không có gì phải lo lắng, sợ thiếu hàng và không nên đổ xô đi tích trữ hàng hóa như những ngày vừa qua. Hiện nay, thành phố đã tạo mọi điều kiện để các hệ thống phân phối được hoạt động tốt, Sở Công thương cũng đang phối hợp với các quận, huyện rà soát, đẩy nhanh tiến độ mở cửa trở lại các chợ truyền thống để đảm bảo phục vụ cho người dân”, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết.

Về việc giá cả tại các chợ truyền thống tăng cao, ông Phương cho hay, các DN bình ổn thị trường, kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm cam kết giữ ổn định giá, giá cả không có gì biến động. "Việc giá cả biến động tăng ở các chợ truyền thống nguyên nhân là do lượng hàng về giảm ở kênh này. Mặt khác, giá hàng hoá tăng là do vừa qua giá xăng dầu điều chỉnh tăng, chi phí vận chuyển từ các tỉnh về TP HCM cũng tăng do các địa phương áp dụng biện pháp kiểm soát, yêu cầu DN phải xét nghiệm cho tài xế và phụ xe.

Đặc biệt, trước đây, lượng hàng hóa được đưa về TP trên các phương tiện vận tải với tải trọng lớn, hiện nay chuyển qua các xe tải nhỏ để chở về các chợ nhỏ đã khiến chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên. Cộng với việc số lượng người mua tăng cao đột biến trong khi người bán do tâm lý sức mua thị trường yếu không dám nhập hàng về nhiều dẫn đến khan hàng và họ tăng giá bán", ông Phương lý giải.

Ngoài ra, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM cũng cảnh báo: “Người dân không nên mua dự trữ tại thời điểm này. Thời điểm này chúng ta càng đi mua dự trữ càng làm cho giá hàng hóa tăng lên, càng bị nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khi chen chúc đông người”.

Đọc thêm

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước Đô thị

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).
Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc Đô thị

Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc

TTTĐ - Đầu tư dự án Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm tưởng niệm, vinh danh các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị Xã hội

Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị

TTTĐ - Sáng 26/5, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp Kiến trúc và Nội thất nâng cao chất lượng sống cho nhà ở đô thị”.
Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng Đô thị

Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Tại thành phố Hà Nội, xe buýt đóng vai trò là “xương sống” trong vận tải hành khách công cộng. Những năm gần đây, xe buýt càng ngày càng hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, tạo nên bộ mặt giao thông đô thị văn minh, tiệm cận với các nước phát triển.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Xem thêm