Tag

Trẻ bị nôn chớ, tiêu chảy, phụ huynh có nên đưa con đi xét nghiệm men gan?

Sức khỏe 13/05/2022 19:23
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, thông tin về căn bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn đang xuất hiện tại một số nước trên thế giới khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhất là khi thấy con mình có biểu hiện nôn chớ, tiêu chảy. Một số phụ huynh đã đưa con đi xét nghiệm men gan để tìm loại virus bí ẩn gây bệnh.
WHO cảnh báo bệnh viêm gan ở trẻ đang lan rộng ra nhiều quốc gia Tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ không rõ nguyên nhân Tăng cường phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan cấp tính Chủ động ứng phó bệnh viêm gan cấp ở trẻ em

Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh liên quan đến căn bệnh men gan bí ẩn ở trẻ nhỏ

Nhiều phụ huynh lo lắng trước hàng loạt các thông tin về bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em nên khi con có biểu hiện nôn chớ, tiêu chảy đã vội vã đưa con đi xét nghiệm men gan.

Bộ Y tế cho biết, đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh và đang theo dõi sát sao. Cơ quan này yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur phối hợp với địa phương lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam.

Các bệnh nhi đến khám sức khoẻ tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Các bệnh nhi đến khám sức khoẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Xét nghiệm men gan là xét nghiệm sinh hoá thông thường, rất nhiều cơ sở y tế có khả năng thực hiện. Đây là biện pháp nhằm đánh giá chức năng gan có tổn thương, có tình trạng suy gan hay không.

Vì tình trạng rối loạn chức năng gan là một biểu hiện sớm của bệnh viêm gan bí ẩn còn để đến giai đoạn bệnh nhân vàng da, vàng mắt rõ hay lơ mơ, hôn mê thì đã là quá muộn.

Tuy nhiên, tình trạng đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ… là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế không phải bất kỳ trẻ nào có những biểu hiện đó cũng xếp vào diện nghi ngờ mắc viêm gan bí ẩn, mà cần có sự đánh giá kỹ càng của thầy thuốc khám bệnh. Do đó, các chuyên gia phụ huynh không nên quá hoang mang khi trẻ xuất hiện nôn trớ, tiêu chảy.

Trong tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã tiếp nhận điều trị một số trẻ nhập viện với tình trạng nôn, sốt, đau bụng… PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Nhiễm khuẩn tiêu hoá là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau bụng và nôn ở trẻ em. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nôn và đau bụng ở trẻ em là viêm dạ dày – ruột cấp do virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus, COVID-19.

Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng của mùa hè làm gia tăng sự phát triển của ruồi, muỗi, gián, kiến… dẫn đến dễ lây lan các mầm bệnh; Sử dụng đá, nước giải khát được làm lạnh gây dễ nhiễm khuẩn nếu nguồn nước ô nhiễm. Mùa hè là thời điểm trẻ cùng gia đình được đi du lịch nhiều hơn, sử dụng các thực phẩm chuẩn bị sẵn hoặc thức ăn đường phố dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố vi khuẩn như thịt, cá, hải sản, kem, trứng, sữa và rau quả làm gia tăng tình trạng viêm dạ dày – ruột do nhiễm khuẩn".

Xử lý khi trẻ bị nôn chớ, tiêu chảy kéo dài

Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy 30-40% trẻ em nhiễm COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Sau nhiễm COVID-19 khoảng 4-6 tuần khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn. Khi có biểu hiện này trẻ cần được đi khám vì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, lồng ruột, viêm tuỵ cấp, tràn dịch ổ bụng.

Để xử trí khi trẻ bị đau bụng và nôn tại nhà, BS Nguyễn Thị Việt Hà khuyến cáo, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ và cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Phụ huynh không nên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5oC trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường.

Trẻ bị nôn chớ, tiêu chảy, phụ huynh có nên đưa con đi xét nghiệm men gan?
Có thể cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt thông thường hoặc oresol bù nước và điện giải

Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.

"Trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua. Nếu trẻ đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn, cần đưa ngay trẻ đến viện.

Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu nôn kéo dài trên 24 giờ hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.

Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan", BS Hà chia sẻ.

Đọc thêm

Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca mắc liên cầu lợn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca mắc liên cầu lợn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội , trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm 2 ca mắc liên cầu lợn.
Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 19 - 26/7) toàn thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh Tin Y tế

Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 3419/KH-SYT về nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Xử phạt 8 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 8 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Từ ngày 15 - 19/7/2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 10 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, 8 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Giải pháp về sức khỏe, sắc đẹp và xây dựng thương hiệu quốc tế Làm đẹp

Giải pháp về sức khỏe, sắc đẹp và xây dựng thương hiệu quốc tế

TTTĐ - Vừa qua, hội nghị cung cấp giải pháp về sức khỏe sắc đẹp và xây dựng thương hiệu quốc tế đã diễn ra tại Hà Nội.
Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động Tin Y tế

Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động

TTTĐ - Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 107 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động 2 tháng vì dính hàng loạt vi phạm.
Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+ Tin Y tế

Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện nay, trên các website và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép liên quan đến NAD+ (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) hoàn toàn thiếu bằng chứng khoa học về tác dụng chống lão hóa, tăng cường năng lượng, sức khỏe, sắc đẹp… Sản phẩm này chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế.
Người tiêu dùng giữa “ma trận” hoa quả nhập khẩu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Người tiêu dùng giữa “ma trận” hoa quả nhập khẩu

TTTĐ - Nếu như trước đây người tiêu dùng phải tốn tiền triệu mới mua được hoa quả nhập ngoại thì hiện nay chỉ cần vài trăm ngàn đồng là có thể mua được. Tuy nhiên, chất lượng cùng sự “nhập nhèm” về nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Nguy hiểm rình rập từ nước đá không đảm bảo Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy hiểm rình rập từ nước đá không đảm bảo

TTTĐ - Hè đến lượng đá viên và đá cây được các cơ sở sản xuất đưa ra thị trường tiêu thụ tăng cao. Tuy nhiên chất lượng như thế nào, có bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay không thì không thể kiểm soát hết được.
Nhiễm liên cầu lợn do giết mổ, ăn thịt lợn bệnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn do giết mổ, ăn thịt lợn bệnh

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, TP vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây là ca bệnh thứ 4 nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn thành phố.
Xem thêm