Triển khai kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia
Kế hoạch đặt chỉ tiêu 100% các đơn vị trực thuộc ngành y tế tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật PCTH của rượu, bia. 100% các đơn vị đưa quy định thực thi Luật PCTH của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
100% cán bộ y tế nghiêm túc thực hiện đúng quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, vận động tuyên truyền gia đình, người thân, nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, hạn chế hoặc không uống rượu, bia trong việc cưới, tang, lễ hội trên địa bàn dân cư;
![]() |
Tăng cường chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu bia |
Trên 90% cơ sở y tế trong ngành thực hiện tư vấn về tác hại của rượu, bia; Sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng; Điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia; Phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…
Nội dung thực hiện, các cơ quan, đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ để đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng về PCTH của rượu, bia và thực hiện các quy định trong Luật PCTH của rượu, bia.
Các đơn vị thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo về PCTH của rượu, bia hoặc lồng ghép hoạt động PCTH rượu, bia trong nhiệm vụ của các ban, ngành, đoàn thể của cơ quan, đơn vị; Phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm Luật PCTH của rượu, bia, Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 10/3/2023 của UBND TP Hà Nội về PCTH của rượu, bia trên địa bàn thành phố đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động ngành y tế.
Các cơ quan, đơn vị đưa quy định cấm uống rượu, bia tại nơi làm việc; Không uống rượu, bia ngay trước, trong thời gian làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc; Trước và trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, làm tiêu chuẩn xét thi đua, khen thưởng của các tập thể, cá nhân; Tăng cường thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định; Giám sát việc thực hiện; ký cam kết giữa cơ quan, đơn vị với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện nghiêm quy định của luật.
Ngoài ra, các đơn vị phối hợp với các ban ngành trong việc tuyên truyền triển khai các chương trình, hoạt động, mô hình PCTH của rượu, bia tại cộng đồng, trong trường học, nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Toàn ngành Y tế Thủ đô phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tăng cường biện pháp kiểm soát, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với rượu, bia sản xuất trong nước, nhập khẩu và biện pháp phòng, chống rượu, bia nhập lậu, rượu bia giả không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đồng thời, Sở Y tế tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thi hành luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTH của rượu, bia tai các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố.
Các đơn vị tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát các quy định về PCTH của rượu, bia trong cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý; Kiên quết áp dụng biện pháp xử phạt cá nhân và cơ sở y tế vi phạm theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 15/11/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế
