Triển lãm về ông chủ chuỗi tiệm ảnh "Luminor Photo"
![]() |
Ông Nguyễn Văn Chành (thứ hai từ phải sang) đứng cùng bạn bè trong văn phòng tiệm ảnh
Bài liên quan
Ra mắt sách, triển lãm ảnh “Nơi đầu sóng” mừng Quốc khánh 2/9
Hà Nội vinh dự nhận hai Giải ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Nhiều khách sạn “cháy” phòng
Vincom khởi động “Hành trình màu xanh” đón Trung thu an lành
"Những ngày đợi nắng" khai mạc lúc 18h30, thứ sáu, 30/8 tại Không gian Nhiếp ảnh Matca, 48 Ngọc Hà, (Ba Đình, Hà Nội).
Triển lãm là phần mở rộng của ấn phẩm "Makét 01: Có một làng nghề Nhiếp ảnh" về làng nhiếp ảnh Lai Xá ở ngoại ô Hà Nội. Đây là ấn phẩm đầu tay của Matca tượng trưng cho nỗ lực khám phá hành trình nhiếp ảnh Việt Nam trong thời gian qua sẽ ra mắt vào chủ nhật ngày 1/9.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Chành (ngoài cùng bên trái) trước cửa tiệm Luminor Photo với slogan tiếng Pháp "Tất cả công việc ảnh, tất cả vì hình ảnh" |
Năm 1926, sau hai năm học việc từ một người họ hàng, thanh niên Nguyễn Văn Chành 15 tuổi gốc Lai Xá đã tự thân vay ngân hàng một khoản lớn để mở tiệm ảnh của riêng mình, đặt tên là "Luminor Photo".
Trong thời Pháp thuộc, tiệm ảnh đã mở rộng tới bốn chi nhánh tại những trung tâm thương mại lớn tại miền Bắc thời đó bao gồm Hải Phòng, Hà Nội, Sapa và Lạng Sơn.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Chành cùng người vợ và con gái đầu lòng (đạo diễn Bạch Diệp hồi nhỏ) |
Được biết một tấm chân dung chụp tại "Luminor Photo" đắt gấp mười lần giá trung bình lúc bấy giờ nhưng tiệm vẫn ăn nên làm ra, phần đông phục vụ nhóm khách thượng lưu sẵn sàng chi trả cho chất lượng và dịch vụ vượt trội.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Chành (bên trái) tạo dáng cùng bạn trước phông nền phong cảnh hữu tình |
Thành công của "Luminor Photo" đã cho Nguyễn Văn Chành một sự tự do hiếm thấy trong cả nhiếp ảnh lẫn đời sống cá nhân. Nếu chân dung ảnh viện cho thấy một ông chủ doanh nghiệp Nguyễn Văn Chành chỉn chu, có phần nghiêm nghị thì những tấm ảnh đời thường lại tiết lộ những giây phút thân mật, ngẫu hứng của thương gia trẻ phong lưu.
Bản thân ông thường xuất hiện nổi bật với bộ com-lê và tóc vuốt sáp bảnh bao, ở vị trí trung tâm trong ảnh nhóm hay tạo dáng trước nơi phong cảnh hữu tình, phóng tầm mắt ra đường chân trời.
![]() |
Ảnh tô màu nước chụp ông Nguyễn Văn Chành mặc đồ người HMong |
Là một nhân chứng vô tư của thời đại, tập nhật ký qua ảnh cho thấy một trải nghiệm sống và làm việc của một nhiếp ảnh – thương gia Việt dám nghĩ dám làm, giữa thời kỳ đất nước chuyển giao với cuộc chiến và sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ. Một cơ hội để không chỉ tái hiện lịch sử qua lăng kính cá nhân, mà còn để tiếp nối và tái định nghĩa.
Chuỗi ấn phẩm định kỳ Makét (phiên âm của "maquette") tập trung khám phá và ghi nhận bối cảnh nhiếp ảnh đang chuyển mình tại Việt Nam. Đây là một dự án xuất bản của Matca.
Số đầu tiên "Có một làng nghề Nhiếp ảnh" là hành trình tìm hiểu lịch sử phát triển của truyền thống nhiếp ảnh studio qua câu chuyện của Lai Xá, một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Hà Nội.
Xuyên suốt thế kỷ 20, nhiều thế hệ thợ ảnh trưởng thành từ làng Lai đã toả đi khắp đất nước để thành lập hơn 70 hiệu ảnh từ Bắc chí Nam.
Ký ức về thời vàng son ấy được tái hiện sống động qua lời kể và hình ảnh trong cuốn sách nhỏ này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam
