Tag
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 60 triệu liều vắc-xin Covid-19

Xã hội 19/02/2021 15:59
aa
TTTĐ - Ngày 19/2, GS, TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thông tin tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để bàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Vĩnh Phúc: Kết quả xét nghiệm sàng lọc Covid-19 của các huyện, thành phố Tùy diễn biến dịch bệnh Covid-19 để đưa ra giải pháp phù hợp Phó Chủ tịch UBND TP HCM thị sát tình hình phòng dịch Covid-19 tại các hàng quán Bộ Y tế luôn sát cánh và hỗ trợ cho Hải Dương trong công tác phòng chống dịch Covid-19

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên, cấp bách và lâu dài

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên, cấp bách và lâu dài; Xác định dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm 2021. Người đứng đầu cấp ủy phải chịu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn của mình.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải chuẩn bị các tình huống, kịch bản khi dịch xảy ra, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mà phải sử dụng triệt để phương châm “4 tại chỗ” khi có dịch.

Đợt dịch lần này tương đối phức tạp vì biến chủng của Anh có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ. Trong thời gian ngắn, nhiều tỉnh, thành phố phát hiện nhiều ca bệnh, trong đó có ổ dịch xảy ra tại Hải Dương và Quảng Ninh…

Trước tình hình trên, Bộ trưởng yêu cầu, các tỉnh, thành phố phải chuẩn bị các phương án, kịch bản về bùng phát dịch khi dịch xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt phải chuẩn bị kịch bản cho cách ly, giãn cách các trường hợp F1 với từng tình huống, khi có ít F1 hay nhiều F1 để có cơ sở cách ly kịp thời.

Tại Hải Dương, số lượng người F1 cách ly vượt xa so với Đà Nẵng. Ngay ban đầu, Hải Dương đã thực hiện cách ly 2.340 công nhân là F1, con số rất lớn ngay giai đoạn đầu.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19

Do đó, các địa phương phải có từng kịch bản cách ly, phải cách ly triệt để toàn bộ F1 để đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, tránh lây lan. Đà Nẵng là một trường hợp điển hình thành công trong việc cách ly triệt để F1, ngăn chặn được dịch bệnh.

Bộ trưởng cũng cho biết, trong năm 2021 để đảm bảo tiêm đủ cho người dân, Việt Nam cần 150 triệu liều. Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều.

“Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác, một số nước khác để có thêm vắc xin. Tinh thần chung là thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo để đảm bảo vắc xin cho người dân, để đảm. bảo hiệu quả trong phòng chống dịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Việc sử dụng vắc xin tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, quy định pháp luật có liên quan, ưu tiên khu vực có dịch và có nguy cơ cao. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Chính phủ.

Cơ chế cấp phép nhập khẩu vắc xin hiện thực hiện theo cơ thế khẩn cấp. Trong 5 ngày, Bộ Y tế sẽ phải thực hiện tất cả các quy trình về rà soát hồ sơ, dữ liệu về lâm sàng, chất lượng vắc xin để cấp phép sớm. Tinh thần là giảm thiểu tối đa dịch vụ hành chính trên cơ sở khẩn cấp.

“Chúng tôi khuyến khích các đơn vị có nguồn vắc xin, có thể trao đổi với Bộ Y tế cho vấn đề nhập khẩu để có vắc xin cho người dân. Bộ Chính trị đã có chỉ đạo cụ thể, Chính phủ cũng sẽ có văn bản chỉ thị cụ thể, làm sao cố gắng để người dân tiếp cận được vắc xin đầy đủ, để tái khởi động kinh tế”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2

Tại hội nghị, TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, Việt Nam đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á về số ca mắc Covid-19.

Thế giới tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới. Trong đó, bước đầu đã có bằng chứng về đột biến (E484K) có liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền và giảm đáp ứng miễn dịch của người mắc.

Tại Việt Nam, trong đợt dịch đến nay ghi nhận bốn biến chủng gồm: D614G từ Châu Âu (dịch tại Đà Nẵng); B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020; A.23.1 từ Rwanda, Châu Phi tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó biến chủng Anh B.1.1.7 được xác định có khả năng lây lan nhanh.

Trong dịp Tết vừa qua, Việt Nam ghi nhận 204 trường hợp mắc tại 4 tỉnh, thành phố chủ yếu tại Hải Dương, Hà Nội, Gia Lai và Quảng Ninh.

TS Đặng Quang Tấn cũng nhấn mạnh, các ổ dịch lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh cơ bản đã được kiểm soát. Còn các địa phương khác đã không ghi nhận ca mắc. Hải Dương cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên ổ dịch tại huyện Cẩm Giàng còn phức tạp và cần phải quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt dịp Tết vừa qua, người đến và đi từ Hải Dương tới các địa phương khác, nguy cơ lây dịch cao.

Đến nay, Hải Dương ghi nhận đến 575 ca mắc, vượt con số của ổ dịch tại Đà Nẵng với 389 ca. Số ca mắc trung bình trong ngày của Hải Dương bao giờ cũng cao hơn, chứng tỏ tốc độ lây lan của chủng này mạnh hơn, nhanh hơn.

Hải Dương hiện chưa rõ xu hướng, trong khi Đà Nẵng mất 36 ngày để khoanh vùng và dập được dịch. Dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, có khả năng vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc trong thời gian tới, đặc biệt ổ dịch tại huyện Cẩm Giàng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng cho biết: "Hải Dương hiện “đi đầu” số người mắc, trung bình mỗi ngày hơn 20 ca. Đến nay đã hơn 20 ngày, nhưng số mắc vẫn rất cao. Hai ngày nay mỗi ngày địa phương ghi nhận 18 ca bệnh. Trong ngày đầu tiên, Hải Dương ghi nhận 77 ca, sau đó là 48 ca. Số ca Covid-19 mới tại Hải Dương vẫn rất cao. Tình hình tại đây vẫn rất phức tạp”.

Đọc thêm

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh

TTTĐ - Ngày 22/11, tại quận Hoàng Mai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024; diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ”.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Xem thêm