Trữ thức ăn dịp Tết trong tủ lạnh lâu ngày, coi chừng ngộ độc thực phẩm
Bánh chưng đã ôi thiu hoặc nấm mốc thường được chế biến thành... bánh chưng rán thơm ngon ăn sau Tết
Bài liên quan
Mùng 5 Tết, Bắc bộ có nơi rét về đêm, Đông Nam bộ nắng nóng
Du lịch Hà Nội đón tín hiệu vui đầu năm Kỷ Hợi
Hưởng ứng Tết trồng cây 2019: Để Thủ đô thêm xanh - sạch - đẹp!
Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh nhân cấp cứu tăng 30% dịp Tết
Theo đó, phần lớn các thực phẩm tồn dư đều là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như: bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt đông... Sự giàu có về dinh dưỡng cộng thêm yếu tố thời tiết nóng ẩm của mùa xuân năm nay nắng nóng bất thường là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
Nhiều người thấy giò chả bị nhớt bên ngoài nhưng vẫn còn mùi thơm đặc trưng nên vẫn cố ăn. Thêm vào đó, với suy nghĩ cắt bỏ bánh chưng, bánh tét bị hỏng, hoặc chế biến bằng cách chiên thì an toàn. Món bánh chưng lỡ may có bị mốc đều được chế biến bằng cách cắt bỏ phần bị mốc rồi rán lên. Nhiều bà nội trợ cho rằng khi được rán chín, vi khuẩn nấm mốc sẽ chết, không ảnh hưởng khi sử dụng.
Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng đã cảnh báo các thực phẩm bị mốc, kể cả bánh chưng đều chứa loại nấm mốc họ Aspergillus và họ Penicillium. Nếu ăn những thực phẩm này, các loại nấm sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu dần gây nên ung thư gan.
Các loài nấm họ Aspergillus là tác nhân gây nên các chứng bệnh về hô hấp, dị ứng và suy giảm miễn dịch, đặc biệt là ở trẻ em. Còn nấm họ Penicillium có khả năng dẫn đến các bệnh về nhiễm trùng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu, đặc biệt là thức ăn chín sẽ làm biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.
Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Đặc biệt, quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết.
Khi lấy thức ăn trong tủ lạnh, nhiều người có thói quen chỉ hâm nóng lại, là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh. Bởi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn.
Vì vậy, đồ ăn chín trong tủ lạnh khi lấy ra cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Các thực phẩm không thể nấu sôi như giờ mỡ, thịt đông cần phải bảo quản kỹ càng bằng hộp kín, tránh vi khuẩn xâm nhập.