Tag

Trước thềm tuyển sinh đầu cấp, Hà Nội khẳng định không để học sinh nào thiếu chỗ học

Giáo dục 07/04/2023 11:31
aa
TTTĐ - Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục Hà Nội đối mặt với áp lực tuyển sinh khi số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng hơn so với năm học 2022-2023. Trước thực trạng này, ngành giáo dục Hà Nội cùng các nhà trường nỗ lực để đáp ứng đầy đủ nguyện vọng học tập, không để học sinh nào thiếu chỗ học…
Hà Nội ban hành hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2023 - 2024 Phụ huynh cần chuẩn bị giấy tờ gì trong hồ sơ tuyển sinh đầu cấp?

Học sinh đầu cấp tăng mạnh

Năm học 2022-2023, thành phố Hà Nội có 2.840 trường mầm non, phổ thông; 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với gần 2,2 triệu học sinh.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, mạng lưới trường học đến nay đã cơ bản đáp ứng được mỗi phường, xã, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non công lập, 1 trường tiểu học công lập, 1 trường trung học cơ sở công lập, bảo đảm chỗ học cho con em Nhân dân trên địa bàn.

Trước thềm tuyển sinh đầu cấp, Hà Nội khẳng định không để học sinh nào thiếu chỗ học
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2023 - 2024 ngày 6/4

Tuy nhiên, năm học 2023 – 2024, theo thống kê sơ bộ mới nhất từ các quận, huyện, thị xã cho thấy, số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng so với năm học 2022-2023. Trong đó, số học sinh vào lớp 6 tăng mạnh nhất với khoảng 38.800 em; Số học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 11.600 em. Tình trạng gia tăng diễn ra cục bộ ở những địa bàn đông dân cư, nơi có nhiều khu đô thị hoặc khu công nghiệp.

Sự gia tăng cục bộ về số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh đang đặt ra nhiều thách thức với ngành Giáo dục Hà Nội. Bởi, trong khi theo quy định của ngành Giáo dục, trường tiểu học có không quá 35 học sinh/lớp; Trường trung học cơ sở có không quá 45 học sinh/lớp, thì hiện nay, một số trường ở khu vực các quận như Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông... nhiều lớp học có sĩ số trên dưới 50 học sinh/lớp, thậm chí có lớp 60 học sinh/lớp.

Giải pháp nào đảm bảo chỗ học cho học sinh?

Để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục trước thềm tuyển sinh đầu cấp, ngày 6/4, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2022 - 2023; Hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2023 - 2024.

Tại đây, nhiều vấn đề nóng về tuyển sinh đầu cấp được đưa ra bàn thảo, trong đó có việc giải quyết nhu cầu học tập trước sự gia tăng học sinh cục bộ ở nhiều quận, huyện.

Năm học 2023 - 2023, học sinh đầu cấp Hà Nội tăng mạnh
Năm học 2023 - 2023, học sinh đầu cấp Hà Nội tăng mạnh

Năm học 2023-2024, quy mô giáo dục của quận Hà Đông dự kiến sẽ phát triển mạnh và lớn nhất thành phố với 117.000 học sinh mầm non, phổ thông. Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng, số học sinh trong độ tuổi vào lớp 6 dự kiến tăng hơn 5.000 em.

Để chuẩn bị cho năm học mới, quận đã xây dựng thêm 7 đơn nguyên cho các trường trung học cơ sở, đồng thời tăng cường rà soát, có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và tiếp tục xây dựng thêm phòng học, trường học mới.

Quận Hà Đông đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các trường ngoài công lập phát triển và hoạt động có chất lượng tốt, từ đó góp phần giải quyết áp lực về số học sinh tăng nhanh.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, giải pháp được Hà Nội kiên trì triển khai vẫn là tuyển sinh theo tuyến như các năm trước. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu UBND quận, huyện, thị xã tổ chức phân tuyến tuyển sinh căn cứ số liệu điều tra về số lượng học sinh trong độ tuổi, điều kiện dạy học ở từng nhà trường.

Các đơn vị cũng cần tích cực tham mưu UBND quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư xây dựng bổ sung trường, phòng học; rà soát chính xác số học sinh trong độ tuổi và tổ chức phân tuyến hợp lý, không để học sinh nào không có chỗ học.

Giải pháp này cũng tránh được tình trạng có trường tuyển sinh vượt quá nhiều so với chỉ tiêu, có trường lại không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, gây bức xúc cho nhân dân.

Nhấn mạnh vai trò của công tác điều tra số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu, các Phòng GD&ĐT tham mưu UBND cấp quận phân tuyến tuyển sinh phù hợp và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu ở các nhà trường, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở một số trường.

Các nhà trường cũng cần chủ động phối hợp với chính quyền, công an địa phương xác minh thông tin cư trú đối với các trường hợp phát sinh trong quá trình tuyển sinh.

Bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện về trường, lớp học khi số học sinh trong độ tuổi tuyển sinh tăng, Hà Nội cũng đang nỗ lực tháo gỡ vấn đề thiếu giáo viên. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo rà soát, căn cứ định mức cụ thể về số lượng giáo viên từng môn học theo quy định để tham mưu chính quyền địa phương xây dựng chỉ tiêu biên chế giáo viên và tổ chức tuyển dụng.

Bên cạnh đó, các nhà trường được ký hợp đồng giáo viên theo quy định mới tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đọc thêm

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình Giáo dục

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình

TTTĐ - Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội tổng kết và trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024 - 2025.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai Giáo dục

Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai

TTTĐ - Ngày 19/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2004-2024).
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Xem thêm