Truyền thông về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh Dự án “Mùa hè yêu thương” đồng điệu với trẻ em bằng nghệ thuật nhân dịp hè 2022 |
Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, các trường hợp trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn 2019-2021, trong độ tuổi 13-16 tuổi là hơn 2.600 trường hợp, chiếm hơn 66%. Đặc biệt có hơn 293 trường hợp là trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại. Con số này có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Đối tượng xâm hại trẻ em trong 2 năm qua chủ yếu vẫn là nam giới (chiếm 95%); Trong đó, hơn 3.400 đối tượng trên 18 tuổi xâm hại trẻ em, thuộc đủ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau…
Gần 200 học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình được phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em |
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng, trong đó phải kể đến công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa hiệu quả. Nhận thức và kỹ năng của một bộ phận, cha mẹ, các thành viên trong gia đình, giáo viên, của người dân trong cộng đồng và của chính bản thân trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đúng, chưa đầy đủ.
Xuất phát từ thực tế đó, chương trình được tổ chức nhằm cung cấp, trang bị cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng để nhận diện về bạo lực, xâm hại trẻ em như khái niệm bạo lực, xâm hại trẻ em; Các hình thức xâm hại trẻ em; Kỹ năng nhận diện và ứng phó với các tình huống trong thực tế; Đặc biệt là kiến thức về bạo lực học đường, xâm hại tình dục.
Ông Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng LĐTB&XH quận Ba Đình cho biết, đơn vị tiến hành tổ chức điểm truyền thông về đề tài này tại trường Tiểu học Nghĩa Dũng.Mục tiêu của kế hoạch lần này còn nhằm phối hợp hiệu quả 3 liên kết: Gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chủ động tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em cũng như việc xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ tại gia đình, trường học và cộng đồng.
Tại buổi truyền thông, gần 200 em học sinh trường THCS Phúc Xá, trường Tiểu học Nghĩa Dũng đã được giảng viên phân tích khái niệm, nguyên nhân, thực trạng và biện pháp hạn chế, ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em. Ngoài ra, giảng viên còn mô phỏng những tình huống thực tế, trang bị kỹ năng ứng phó với các tình huống khi có nguy cơ đe dọa về xâm hại tình dục, xâm hại qua mạng xã hội đối với trẻ em.