Tag
Sửa đổi Hiến pháp 2013

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

Tin tức 17/05/2025 19:11
aa
TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Sáng 14/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp

Nước ta đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2001, 2013). Các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây thường được thực hiện sau các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng để cụ thể hóa những định hướng đổi mới, các quyết sách chính trị của Đảng cho một giai đoạn phát triển mới.

Còn lần này, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 nhằm tạo lập cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị - tiền đề quan trọng, quyết định tiến trình phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV lấy ý kiến vào sửa đổi Hiến pháp 2013

Quy định “mở” tránh sửa đổi Hiến pháp nhiều lần

Nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 tập trung vào quy định về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó 2 nhóm vấn đề về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được nhiều ĐBQH, chuyên gia, các cơ quan, tổ chức quan tâm góp ý.

Tại khoản 1 Điều 110 quy định các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đây là một nội dung rất quan trọng, Quốc hội thông qua sẽ là một dấu mốc có ý nghĩa lịch sử trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính hai cấp không tổ chức chính quyền cấp huyện. Trong đó, việc quy định khái quát các đơn vị hành chính gồm cấp tỉnh và các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thay vì liệt kê chi tiết 3 cấp như trước đây, là một điều chỉnh hợp lý.

ĐBQH Nguyễn Trúc Anh, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức (Đoàn TP Hà Nội) nhận định, đây là điều khoản mang tính khung, khái quát rất cao và phù hợp với Hiến pháp và ở cấp dưới luật có thể có những điều khoản để cụ thể hóa hơn, tránh tình trạng trong quá trình phát triển phát sinh nhiều vấn đề mới. Ngược lại, nếu quy định quá chi tiết thì sẽ phải sửa Hiến pháp nhiều lần.

Nhiều ĐBQH cũng nhận định, cách quy định này tạo sự linh hoạt cho luật định sau này trong việc tổ chức mô hình 2 cấp chính quyền, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài cho Hiến pháp.

Tuy nhiên, để tăng tính rõ ràng, ĐBQH kiến nghị có thể cân nhắc diễn đạt lại Khoản 1 Điều 110 theo hướng chỉ rõ có 2 cấp hành chính là cấp tỉnh và cấp cơ sở. Việc xác định tên gọi cụ thể của cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn, đặc khu...) sẽ do luật quy định. Bên cạnh đó, cần làm rõ và thống nhất việc sử dụng thuật ngữ "Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt" và "đặc khu" trong hệ thống pháp luật.

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia
ĐBQH Nguyễn Trúc Anh

Lý giải về việc dự thảo không liệt kê cụ thể các loại đơn vị hành chính, ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, lý do là để rút kinh nghiệm từ Điều 110 của Hiến pháp hiện hành, vốn quy định quá cụ thể, dẫn đến thiếu linh hoạt trong tổ chức đơn vị hành chính. Hơn nữa, cụm từ “đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” đã được sử dụng tại Điều 74, Điều 76, và Điều 86 của Hiến pháp, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, nên việc sử dụng cụm từ này không phải là mới và vẫn phù hợp với các quy định hiện hành.

Bước tiến để thể chế, khẳng định vai trò của Mặt trận

Về quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), thực tiễn hơn 11 năm thi hành Hiến pháp 2013 cho thấy, bên cạnh những thành tựu quan trọng, các quy định liên quan đến MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định.

Đối với MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Hiến pháp 2013 còn có sự trùng lắp, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, đối tượng vận động. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tuy đã được quy định nhưng trên thực tế hiệu quả chưa cao, có lúc còn hình thức, né tránh, thiếu cơ chế theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Việc tập hợp ý kiến Nhân dân có nơi, có lúc chưa kịp thời, sâu sát.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đối với khoản 1, Điều 1 Dự thảo về sửa đổi, bổ sung Điều 9 Hiến pháp quy định các tổ chức chính trị - xã hội lớn trực thuộc MTTQ Việt Nam, hoạt động thống nhất và phối hợp dưới sự chủ trì của Mặt trận là một thay đổi căn bản, phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy, khắc phục sự chồng chéo. Điều này không chỉ khẳng định vai trò trung tâm của MTTQ Việt Nam mà còn làm rõ hơn các chức năng, nhiệm vụ cốt lõi như tập hợp, đoàn kết, đại diện, bảo vệ quyền lợi Nhân dân, thực hiện dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp mà không làm mất đi tính chủ động, đặc thù của từng tổ chức thành viên, cơ chế "chủ trì" và "thống nhất hành động" cần được cụ thể hóa. Đặc biệt, chức năng giám sát, phản biện xã hội cần có cơ chế đảm bảo hiệu quả thực thi mạnh mẽ hơn, khắc phục tình trạng hình thức, né tránh còn tồn tại.

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia
PGS.TS Bùi Thị An

PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ tri thức TP Hà Nội cho rằng, việc sửa đổi điều 9 của Hiến pháp 2013 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật mà còn là bước tiến để thể chế, khẳng định vai trò của MTTQ Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Điều 9 đã bổ sung MTTQ là bộ phận chính trị của nước CHXHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Việc thêm cụm từ “bộ phận” có ý nghĩa khẳng định vị trí chính trị- pháp lý của Mặt trận trong mối quan hệ gắn bó, phối hợp với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Để không hiểu nhầm MTTQ chỉ là tổ chức vận động quần chúng đơn thuần, cũng tạo cơ sở để tăng cường thể chế hoá vai trò của Mặt trận trong tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và giám sát quyền lực.

Để MTTQ xứng đáng là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc, theo bà An, dự thảo nên nghiên cứu cụ thể hoá quyền của MTTQ Việt Nam có quyền trình dự án trước Quốc hội, Thường vụ Quốc hội. Điều này rất khả quan vì MTTQ là nơi tập hợp trí tuệ, nguyện vọng, ý kiến đa chiều từ Nhân dân và các tầng lớp xã hội. Thêm nữa việc thực hiện quyền này là đảm bảo cho Nhân dân tham gia xây dựng pháp luật một cách thực chất thông qua đại diện là Mặt trận; nhất là hiện nay các tổ chức chính trị xã hội lại trực thuộc Mặt trận…

Ngoài ra, cần nghiên cứu, bổ sung quyền chủ động để tổ chức hoạt động phản biện xã hội đối với các chủ trương chính sách của dự thảo văn bản pháp luật, chương trình dự án có ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân không phụ thuộc vào sự đề nghị hay chấp thuận của cơ quan tổ chức khác vì thực tế cho thấy nhiều vấn đề đời sống Nhân dân cần được phản biện sớm, nếu chờ lấy ý kiến thì không kịp thời. Quyền chủ động phát hiện sẽ giúp nâng cao hiệu quả của Mặt trận, thể hiện đúng vai trò của người đại diện cho Nhân dân giám sát và phản biện xã hội để góp phần phòng ngừa rủi ro chính sách, tăng tính minh bạch và thực hiễn của các quyết định quản lý Nhà nước...

Những sửa đổi Hiến pháp lần này không chỉ tạo dựng nền thể chế, xóa bỏ “điểm nghẽn" khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển mà còn truyền tải một thông điệp, đó là tinh thần đổi mới mạnh mẽ, là chỉ dấu, tiền đề quan trọng để đất nước ta chuyển mình, tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID Tin tức

100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID

TTTĐ - UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 2021/UBND-NC về việc tổ chức, hướng dẫn tham gia thực hiện lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VneID.
Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện" Tin tức

Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng Tin tức

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

TTTĐ - Chiều 16/5, Đảng ủy cơ quan Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 tặng đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Tạo điều kiện cho công dân dự thính các phiên họp Quốc hội Tin tức

Tạo điều kiện cho công dân dự thính các phiên họp Quốc hội

TTTĐ - Thảo luận tổ chiều 16/5 về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tạo điều kiện cho công dân dự thính các phiên họp Quốc hội bảo đảm sự gần gũi của Quốc hội, đại biểu với Nhân dân.
Xử phạt hành chính dù lớn hay nhỏ cũng cần có biên bản Tin tức

Xử phạt hành chính dù lớn hay nhỏ cũng cần có biên bản

TTTĐ - Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nêu về trường hợp xử lý hành chính không lập biên bản. Theo ông về nguyên tắc là phải lập biên bản, bởi nếu người bị xử phạt khiếu nại lại thì cơ quan cấp trên không có căn cứ để xử lý. Theo đó, mức phạt từ nhỏ tới lớn đều cần phải có biên bản.
Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Tin tức

Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Trong hai ngày 15 - 16/5, Đảng bộ Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Trung tướng Trần Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh...
Bổ sung quyền lực để MTTQ là "bộ phận" của hệ thống chính trị Tin tức

Bổ sung quyền lực để MTTQ là "bộ phận" của hệ thống chính trị

TTTĐ - Sáng 16/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị.
240 đảng viên huyện Gia Lâm được trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 Tin tức

240 đảng viên huyện Gia Lâm được trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

TTTĐ - Sáng 16/5, Huyện ủy Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết dự.
Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới Tin tức

Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Trưa 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có cuộc họp báo thông báo chung, cho biết hai nước vừa chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện".
Quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đảng viên lão thành Tin tức

Quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đảng viên lão thành

TTTĐ - Sáng 16/5, Quận ủy Hà Đông tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu đảng đợt 19/5 tặng các đảng viên thuộc Đảng bộ quận. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tham dự buổi lễ.
Xem thêm