Tag

Tự hào chúng tôi là nhà báo

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 20/06/2024 12:00
aa
TTTĐ - Nghề báo xưa nay vẫn nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng đầy vinh quang. Các thế hệ nhà báo luôn tự hào là những “thư ký thời đại”.
Hành trình về nguồn của những người làm báo Thủ đô “Làng báo” rộn ràng mừng 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đưa chuyện đời thực đi muôn nơi

Năm 2008, anh Lê Đức Hiệp (hiện công tác tại Báo Đại biểu Nhân dân) bắt đầu vào nghề báo. Cơ quan đầu tiên anh làm việc là báo Đại Đoàn kết. Sau đó anh chuyển sang báo Vnexpress và nay công tác tại báo Đại biểu Nhân dân.

Anh từng theo dõi nhiều mảng như: Văn hoá, Thời sự - Chính trị, Kinh tế. Qua mỗi cơ quan, anh học được nhiều điều hay. Nhà báo Đức Hiệp kể, ngày đầu mới bước vào nghề, anh nghĩ rằng, nghề báo chỉ đơn giản là được đi nhiều, rồi viết những gì tai nghe, mắt thấy, những gì mình cảm nhận được từ thực tế nhưng sau một thời gian trải nghiệm với nghề, anh nhận ra, nghề báo không dễ dàng, hào nhoáng như những gì tưởng tượng trước kia.

Nhà báo Lê Đức Hiệp
Nhà báo Lê Đức Hiệp

Để có được một tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ánh đúng thực tế và tạo được dư luận xã hội tốt đến với độc giả, đòi hỏi người phóng viên không chỉ năng động, tích cực đi cơ sở mà còn phải quan sát thực tế tốt, có sự tổng hợp vấn đề, từ đó nghiên cứu, phân tích, chắt lọc để phản ánh đúng sự việc, sự kiện. Ngược lại, người làm báo không tự trau dồi kiến thức và có niềm đam mê thực sự thì sẽ không thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghề nghiệp.

Theo anh Hiệp, trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay, mỗi người làm báo cần trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng tiếp cận chuyên sâu khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào báo chí. Hiện nay, nhiệm vụ của báo chí càng có nhiều sức ép cạnh tranh hơn bao giờ hết, đòi hỏi người làm báo không ngừng chủ động, sáng tạo, làm chủ thông tin theo hướng chuyên nghiệp, giàu tính chiến đấu, hiện đại và nhân văn.

Làm báo đi nhiều nơi, nhà báo Hiệp được trải nghiệm, tiếp thu nhiều kiến thức, kinh nghiệm và nhận thấy, ngoài kia có bao nhiêu mảnh đời còn khó khăn cần được giúp đỡ. Anh kể, anh từng có chuyến đi tác nghiệp cùng tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tới Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Đoàn công tác vào tận bản ở huyện Mèo Vạc, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, có những em bé không có cơm để ăn, các thầy, cô giáo phải quyên góp ủng hộ. Những đôi chân trần trong giá rét, bờ môi tím lại trong gió lạnh hay làn da đen nhẻm vì thời tiết khắc nghiệt khiến anh nhớ mãi và không khỏi cảm thương.

Nhà báo Hiệp là phóng viên gắn bó với công tác Đoàn
Nhà báo Lê Đức Hiệp gắn bó với công tác Đoàn

Tất cả điều đó là chất liệu cuộc sống sinh động cho tác phẩm báo chí của anh và thêm hoàn thiện bản thân hơn từ trong những tin, bài. “Hằng ngày được đồng hành với công việc, gắn liền với chuyến đi, nhân vật trong câu chuyện của mình, tôi tự hào khi kể những câu chuyện từ đời thực, chuyển tải tin tức từ miền biên viễn xa xôi, nơi đô thành tấp nập, hiện đại đến với công chúng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, những câu chuyện ấy được truyền đi khắp muôn nơi.

Mỗi chuyến đi đều để lại cho tôi cung bậc cảm xúc khác nhau và đọng lại là kiến thức kinh nghiệm, cả những tình yêu thương, giúp tôi nuôi dưỡng cảm xúc, rèn sự kiên trì, bồi đắp thêm kỹ năng nghề và trưởng thành hơn trong cuộc sống”, nhà báo Lê Đức Hiệp bày tỏ.

Theo anh, hạnh phúc của những người làm báo là được thực hiện sứ mệnh "cầu nối" giữa các cấp, các ngành với người dân và ngược lại - phản ánh tiếng nói, nguyện vọng của Nhân dân đến cơ quan chức năng, các ngành, các cấp…

Dấn thân”, thỏa chí đam mê

Nhiều người cho rằng, làm báo là một nghề “mỹ miều” nhưng với các phóng viên làm thời sự, lao vào điểm nóng, vùng bão lũ, hay công tác ở vùng cao, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đây là công việc gian nan, nhọc nhằn đặc thù. Nhà báo Phạm Hoa (công tác tại Ban Thời sự, Trung tâm Truyền hình Công an Nhân dân) là một trong những người rất thấm điều đó.

Nhà báo Phạm Hoa
Nhà báo Phạm Hoa

Hiện, chị Hoa luôn sát sao mảng được lãnh đạo cơ quan phân công theo dõi. Mỗi khi kỳ thi của học sinh đến, 5 rưỡi sáng, chị đã phải dậy, rời nhà, đến địa điểm thi, để kịp thời cập nhật tin tức.

Đối với phóng viên, biên tập viên làm thời sự, những bữa cơm vội vã, quên ăn hay thức trắng đêm để xử lý tin, bài là chuyện thường ngày. Có con nhỏ, chị từng phải đối diện với sự nũng nịu, hờn dỗi của con khi mẹ bận rộn, lúc nào cũng tất bật, để hoàn thành cả việc cơ quan lẫn việc nhà.

Những ngày hè nắng như đổ lửa, nữ nhà báo vẫn không vắng bóng ở sân trường, khu vực trường thi, đồng hành cùng với các bạn học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, từ đó, nữ nhà báo 8X có nhiều phóng sự sâu sắc về giáo dục.

Lăn lộn ở các điểm thi những ngày nắng đỉnh điểm, mồ hôi nhễ nhãi từ sáng sớm cho đến thí sinh về hết, hình ảnh nữ phóng viên năng động khiến nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ. Với chị, đó là niềm vui vì được chắp bút phản ảnh không khí trường thi, những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục. Chị Hoa còn được mệnh danh là “phóng viên bão lũ”, bởi suốt thời tuổi trẻ, chị luôn có mặt ở vùng rốn lũ, tâm bão để đưa tin.

Nhà báo Phạm Hoa cùng đồng nghiệp
Nhà báo Phạm Hoa cùng đồng nghiệp

Nhớ lại thời gian đầu mới làm báo, lần đầu tiên khi “đứa con tinh thần” của mình được đăng tải, lên sóng, chị Hoa dâng trào cảm xúc. Nữ nhà báo bộc bạch: “Tôi rất vui, hạnh phúc xen lẫn tự hào mỗi khi thấy tác phẩm của mình trên truyền hình. Mỗi lần gặp gỡ, phỏng vấn nhân vật đều là sự mới mẻ đã tạo cảm hứng cho tôi sáng tạo nên tác phẩm của mình”.

Chị kể, cũng có lúc sai sót, quên bài vì công việc liên tục mà bản thân lại rất bận, vừa là người vợ, người mẹ của hai đứa con nhỏ nhưng yêu nghề nên luôn nỗ lực vượt qua.

Càng gắn bó, nữ nhà báo càng thấy đam mê, say nghề, bởi làm báo không chỉ cho chị được thỏa sức khám phá những miền đất mới, con người mới mà còn hiểu hơn về cuộc sống này, rằng mình có thể giúp ích cho cuộc đời bằng ngòi bút và bằng trí lực của bản thân.

Theo nhà báo Phạm Hoa, trong thời đại công nghệ ngày nay, người làm báo chuyên nghiệp phải có nhiều kỹ năng công nghệ, cần có sức khỏe, sự dẻo dai. Bởi bên cạnh nội dung tin bài sâu sắc, phong phú, nhà báo còn phải chạy đua với thời gian để sáng tạo tác phẩm một cách nhanh nhất.

“Dù khó khăn, vất vả, phải đối diện với nhiều thách thức nhưng gắn bó với nghề, tôi càng thấm thía rằng, để đạt được thành công trong nghề, người làm báo phải phấn đấu không ngừng nghỉ, cả bằng trí tuệ, sức lực, thậm chí có cả nước mắt của những con người dám “dấn thân”, để thỏa chí đam mê với con chữ, hình ảnh mang hơi thở cuộc sống. Tuy nhiên, sau tất cả, tôi vẫn luôn tự hào vì mình là nhà báo, được làm một nghề rất đỗi vinh quang”, nhà báo Phạm Hoa bày tỏ.

Đọc thêm

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc

TTTĐ - “Hành trình “Đông ấm” về với mảnh đất tỉnh Hoà Bình và Yên Bái của các tình nguyện viên Thủ đô khép lại khiến lòng tôi nghẹn ngào, xúc động. Bởi tôi thấy rằng, ở đâu đó vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, vất vả thế nhưng trong ánh mắt họ luôn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn”.
Xem thêm