Tag

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 11/09/2024 04:00
aa
TTTĐ - Hệ thống quan điểm lý luận về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh giá trị dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người về văn hoá đã trở thành kim chỉ nam trong việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hoá, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Khí chất Thăng Long, hào hoa Hà Nội" Lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội

Văn hóa - di sản quý báu

Trong kho tàng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm về văn hóa là “di sản tinh thần quý báu”, có vị trí quan trọng, hàm chứa những giá trị to lớn đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

Ngay từ đầu những năm 40 của thế kỷ trước, khái niệm “văn hóa” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khi Người còn đang trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch. Trong “Mục đọc sách” ở phần cuối tập “Nhật ký trong tù” (1942 - 1943), Người cho rằng văn hóa gắn với lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống.

Quan điểm của Người về văn hoá xuất phát từ cách tiếp cận chủ nghĩa Mác và gần gũi với đời sống khi coi văn hóa gắn với các phương thức hoạt động và sinh hoạt của con người. Văn hóa được sinh ra từ hơi thở cuộc sống, từ năng lực, trình độ và phương thức sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng.

Văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động, từ suy tư đến hành động, từ hoạt động cá nhân đến vận động xã hội, từ sản xuất vật chất đến sáng tạo tinh thần. Với ý nghĩa đó, ở đâu có con người và hoạt động của con người thì ở đó có văn hoá.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá là “đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội”.

Chính văn hoá làm nên sức sống của một dân tộc không cân sức về kinh tế, không cân sức về vũ khí nhưng đã quật cường đánh bại thực dân và đế quốc. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, một lịch sử được viết nên bởi những chiến thắng vẻ vang, đánh đuổi giặc ngoại xâm đến từ phương Bắc, phương Đông tới phương Tây. Nhìn qua lăng kính của lịch sử, triết học và nhân sinh, văn hoá là sức mạnh trầm tích và quật khởi, là “nguyên khí” giúp dân tộc Việt Nam kiên trung vượt qua hàng ngàn tấn bom của các đội quân hùng bạo nhất thế giới.

Trong hệ thống lý luận về văn hoá và nhiều tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đề cập tới những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc. Những giá trị này được hun đúc ngay từ buổi đầu lập nước và được minh chứng qua lịch sử đấu tranh vệ quốc.

Bằng việc chỉ ra những giá trị tốt đẹp của con người và bản sắc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã khơi dậy một niềm tin kiên định vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không thể phủ nhận rằng đường lối và chủ trương của Đảng ta từ giai đoạn lãnh đạo quân và dân ta thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc cho tới thời kỳ đất nước đổi mới đều nhất quán, kiên định trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi sức sống bất hủ trong tư tưởng của Người không chỉ hàm chứa những lý luận khoa học, những triết lý nhân văn sâu sắc mà còn là điểm tựa, là động lực phát triển đất nước bền vững trong thời kỳ hội nhập.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa thế giới

Tiếp tục trên đà tăng trưởng, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Đảng ta đã xác định mục tiêu: phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI “nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu đó, cần vận dụng phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng về văn hoá, làm cho văn hóa trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sau đây là một số khuyến nghị xin đề xuất.

Xây dựng văn hóa thành động lực phát triển

Hiện nay, các tài nguyên thiên nhiên ngày càng có xu hướng cạn kiệt, nhưng riêng văn hóa sẽ là nguồn của cải vô tận. Dưới góc độ kinh tế, các sản phẩm của công nghiệp văn hóa có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hai yếu tố quan trọng nhất để phát triển công nghiệp văn hóa đó là “sáng tạo” và “bản sắc”.

Do vậy, xu hướng phát triển của sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam cần đáp ứng được các yếu tố này. Để văn hóa trở thành "động lực đột phá" đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, thiết nghĩ, nên tập trung đặc biệt vào các giải pháp về con người như sau:

Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm “Tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc”. Do đó, cần chú trọng đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật, đặc biệt là nghệ nhân dân gian - những báu vật sống của nền văn hóa nước nhà. Cần xây dựng chế độ về lương, thưởng và ghi nhận những danh hiệu xứng đáng cho các nghệ nhân, nghệ sỹ để tạo động lực, khuyến khích đội ngũ này tiếp tục tập trung nghiên cứu, cống hiến những sáng tạo và truyền nghề cho thế hệ mai sau.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
Phát triển công nghiệp văn hóa từ những tour đêm ở Hà Nội

Hai là, thúc đẩy hoạt động sáng tạo những tác phẩm văn học nghệ thuật phụng sự cho tổ quốc, cụ thể tập trung vào các đề tài ca ngợi truyền thống hào hùng của dân tộc, những tấm gương người tài đức trong lịch sử và thời kỳ mới. Những tác phẩm này góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, xây dựng tình cảm quân dân thân thiết vững bền, làm cội nguồn sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Nhà nước cần có những sách đầu tư và triển khai hiệu quả các nguồn lực nhằm khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật thấm đẫm giá trị dân tộc, nhân văn.

Ba là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ văn hoá có tài, có tâm, có tinh thần trách nhiệm và có khát vọng sáng tạo, cống hiến. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Do đó, tùy thuộc vào điều kiện vùng miền, địa phương, cán bộ văn hóa cần có phương thức ứng xử linh hoạt, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào; nắm vững tình hình thực tiễn với phương châm gần dân, dựa vào nhân dân để cùng nhân dân quản lý tốt đời sống văn hóa.

Trước đây, Đề cương văn hoá 1943 có đưa ra 3 nguyên tắc phát triển văn hoá đó là “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng”. Trong thời kỳ mới, 3 nguyên tắc đó được bổ sung và phát triển thành quan điểm: phát triển văn hoá Việt Nam thấm nhuần tinh thần “Dân tộc - Nhân văn - Dân chủ - Khoa học”. Văn hóa thấm nhuần tinh thần “dân tộc” là văn hóa yêu nước. Văn hoá thấm nhuần tinh thần “nhân văn” là văn hoá yêu thương con người. Văn hoá thấm nhuần “dân chủ” là văn hoá phát triển, giải phóng con người triệt để. Và văn hoá thấm nhuần “khoa học” là văn hoá hướng con người tới nếp sống văn minh, từng bước loại bỏ những thói hư, tật xấu, những yếu tố lạc hậu trong xã hội. Như vậy, để xây dựng một nền văn hoá và con người Việt Nam toàn diện vững bước trong thế kỷ XXI.

Một là, xây dựng một hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời đại mới vừa phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa phù hợp với những giá trị văn hóa của thời đại. Những hệ giá trị đó sẽ định hướng cho con người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất và năng lực, có khả năng đảm nhận những trọng trách mới trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Hai là, phát huy tốt vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền cổ vũ, tôn vinh những cá nhân, tổ chức điển hình, tiên tiến và phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Dùng thông tin chính thống đẩy lùi những thông tin xấu độc. Dùng những tấm gương tốt để định hướng con người hoàn thiện bản thân. Nâng cao hiểu biết của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động tìm hiểu, thi đua đấu tranh chống “giặc nội xâm”, chống chủ nghĩa cá nhân, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.

Ba là, không ngừng phát huy vai trò xung kích của thanh niên Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hoá thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học. Bởi đây là lực lượng người lao động chủ lực vào giữa thế kỷ XXI. Do đó, cần đặc biệt đổi mới các phong trào, các mô hình thanh niên xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên số nhằm thu hút, khích lệ các đoàn viên, thanh niên tham gia tìm hiểu, học hỏi, quảng bá về lịch sử, văn hoá Việt Nam. Mỗi đoàn viên, thanh niên là một sứ giả văn hóa, xung kích đi đầu trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Tựu chung lại, giáo dục đào tạo song hành với phát huy bản sắc dân tộc, gắn kết văn hoá với kinh tế, phát triển công nghiệp văn hoá, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời kỳ mới là những nội dung trọng tâm được đề xuất trên cơ sở vận dụng sáng tạo giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung này góp phần phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam để vững bước đi tới tương lai tươi sáng - “trở thành nước phát triển giữa thế kỷ XXI”.

Đọc thêm

Xây dựng văn hóa trong Đảng hòa quyện giữa “ý Đảng - lòng Dân" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng hòa quyện giữa “ý Đảng - lòng Dân"

TTTĐ - Với tinh thần nghiêm túc, khoa học, dân chủ, Hội thảo khoa học quốc gia: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới” đã hoàn thành chương trình, mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Văn hóa trong Đảng: Sợi dây bền chặt gắn kết Đảng với Nhân dân Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Văn hóa trong Đảng: Sợi dây bền chặt gắn kết Đảng với Nhân dân

TTTĐ - Chiều 15/1, Ban Tuyên giáo Trung ương , Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới".
Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu làm suy giảm uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu làm suy giảm uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam

TTTĐ - Theo GS.TS.NGƯT - Trung tướng Đồng Minh Đại, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đảng viên Chi bộ tổ 13, đảng viên phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội): Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu làm suy giảm uy tín của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam trên các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

TTTĐ - Các thế lực thù địch lợi dụng môi trường số để tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng một cách tinh vi, quyết liệt hơn. Vì thế, việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, thu hút sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Nòng cốt trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nòng cốt trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

TTTĐ - Trải qua gần 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đảng bộ Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, trong thời gian qua, Công an quận Tây Hồ đã có những đóng góp quan trọng trong việc đấu tranh chống các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới

TTTĐ - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Nhận thức này càng được khẳng định rõ trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tư tưởng cốt lõi trong tác phẩm nhấn mạnh: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo chính là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hệ thống chính trị.
Đổi mới nội dung, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đổi mới nội dung, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Theo ông Nguyễn Đăng Ngoàn, nguyên cán bộ công an hưu trí, Đảng bộ phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) cần đổi mới nội dung, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là cách thể hiện lòng tôn kính đối với lãnh tụ mà còn là hành động thiết thực khẳng định quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, chống phá.
Quan điểm của bạn trẻ về "Sứ mệnh của cả dân tộc" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quan điểm của bạn trẻ về "Sứ mệnh của cả dân tộc"

TTTĐ - Bạn Ngô Hải Vân, đảng viên trẻ tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng tư tưởng mà còn là ‘kim chỉ nam’ dẫn lối cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng của hai học thuyết lớn, dân tộc ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhân dân".
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng

TTTĐ - PGS.TS.Tô Xuân Sinh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, đã chia sẻ về vai trò sống còn của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng gắn với kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm