Tag

Tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm, nguy hại đến sức khỏe ra sao?

Tin Y tế 29/07/2022 12:49
aa
TTTĐ - Cúm là bệnh truyền nhiễm hay gặp, bất cứ ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên, chủ quan nghĩ bệnh lành tính, tự ý dùng thuốc điều trị mà có không ít trường hợp bệnh trở nặng bất ngờ và phải nhập viện vì suy kiệt sức khỏe.
Cách phân biệt các loại bệnh cúm thường gặp Tưởng ho "mọc tóc", thai phụ đi khám phát hiện mắc cùng lúc cúm A và sốt xuất huyết Nắng nóng, người già, trẻ nhỏ nhập viện tăng mạnh Xử lý nghiêm các vi phạm về đẩy giá thuốc điều trị cúm

Nhập viện vì tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm

Ra viện sau thời gian điều trị với tình trạng sức khỏe đã ổn định, nhưng mẹ con chị P.T.Hoa (34 tuổi, Hà Nội) “nhớ đời” ngày nhập viện vừa qua.

Nhớ lại đêm cấp cứu nhập viện, chị Hoa chia sẻ: "Đêm ngày 19/7 vừa qua, chị bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng sốt cao sau nhiều ngày tự điều trị bằng thuốc cảm cúm tại nhà mà không khỏi".

Chị cho biết thêm, ngày 12/7, có những triệu chứng đầu tiên là ho, sổ mũi. Ban đầu, chị nghĩ là cảm cúm thông thường do nằm điều hòa nên đã tự điều trị bằng thuốc cúm.

Tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm, nguy hại đến sức khỏe ra sao?
Khi có dấu hiệu của bệnh cúm người dân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm kịp thời.

Tuy nhiên sau 6 ngày, tình trạng bệnh không giảm mà còn có thêm triệu chứng ho có đờm, chảy nước mũi liên tục. Đến ngày thứ 7, chị sốt 39 độ, người mất sức nhiều nên lập tức trong đêm đến viện khám. Sau khi test, chị có kết quả dương tính với cúm A và được yêu cầu nhập viện ngay để điều trị.

Trước tình trạng dịch bệnh bùng phát diện rộng, người dân đến các bệnh viện khám đều chật kín, khiến những người sẵn mang trong mình sự khó chịu của bệnh tật như chị Hoa càng cảm thấy mệt mỏi bội phần.

“Để được lấy mẫu xét nghiệm, tôi phải xếp hàng cả nửa tiếng đồng mới đến lượt xét nghiệm” - chị Hoa cho hay.

Sức khỏe của chị chưa kịp bình phục thì sau một ngày chị nhập viện, bé N.M.K (14 tháng tuổi) là con chị Hoa ở nhà cũng có biểu hiện sốt, ho, nôn trớ… Lo lắng bé lây cúm A từ mẹ, cùng tình trạng li bì kéo dài, gia đình lập tức đưa bé vào viện khám. Kết quả xét nghiệm dương tính cúm A nên bệnh viện có chỉ định nhập viện gấp.

Bé K còn nhỏ, cả ngày chỉ bám mẹ nên được bệnh viện ưu tiên cho hai mẹ con ở cùng phòng. Trong hơn một tuần hai mẹ con nằm viện chăm nhau, đã có những lúc chị Hoa cảm thấy vô cùng mệt mỏi, rã rời.

Những ngày đầu, khi cả hai mẹ con có những triệu chứng nặng, em bé K bám mẹ, quấy khóc cả ngày, chị luôn trong tình trạng tay vừa cắm truyền, vừa bế con. Có những lúc mẹ truyền trước, con truyền sau.

“Tôi mệt đến phát khóc, cơ thể đau nhức, khó thở, tôi nghĩ mình kiệt sức rồi nhưng vẫn cố gắng vì con”, chị Hoa không giấu được cảm xúc khi chia sẻ. Sau hai tuần điều trị, may mắn sức khỏe của hai mẹ con chị Hoa đã ổn định và được xuất viện về nhà.

Những lưu ý để kiểm soát cúm dễ dàng

Khác với trường hợp của chị Hoa vì chủ quan mà phải nhập viện gấp, anh T.Đ.G (nam, 27 tuổi) đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám sau 2 ngày xuất hiện sốt nóng. Kết quả chẩn đoán cúm A ngay khi vừa có triệu chứng nên việc điều trị của anh diễn ra hết sức thuận lợi và nhanh chóng hồi phục sau 3 ngày điều trị.

Anh G cho biết, sau 2 ngày sốt nóng, nhiệt độ cao nhất 38,5 độ, sốt liên tục trong ngày nên có chủ động uống thuốc hạ sốt (Paracetamol 500 mg) có đỡ, nhưng sau đó lại sốt lại. Sau sốt 2 ngày kèm theo đau họng, ho có đờm màu trắng, chảy nước mũi trong, ngạt mũi. Hơn nữa, chỗ làm việc có nhiều đồng nghiệp bị sốt nên anh G nhanh chóng đến Bệnh viện MEDLATEC kiểm tra.

Tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm, nguy hại đến sức khỏe ra sao?
Bệnh nhân đến khám và xét nghiệm chẩn đoán

Dựa vào tiền sử bệnh, bác sĩ thăm khám đã chỉ anh làm các xét nghiệm chẩn đoán tìm nguyên nhân để loại trừ do cúm. Đó là các xét nghiệm công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, CRP, test Covid, cúm, Dengue, chụp X-quang tim phổi và soi tai mũi họng.

“Không nằm ngoài dự đoán của bác sĩ, kết quả xét nghiệm chẩn đoán tôi mắc cúm A và nội soi tai mũi họng có viêm họng cấp. Sau đó, bác sĩ hướng dẫn tôi theo dõi, chăm sóc tại nhà và kê đơn điều trị. Được tư vấn đúng thuốc, đúng bệnh nên sức khỏe của tôi bình phục rất nhanh chóng” - anh G. vui vẻ chia sẻ.

BSNT Trần Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện MEDLATEC cho biết: "Bệnh cúm hay gặp, nhưng không vì thế mà người dân lơ là, chủ quan, đặc biệt trong giai đoạn dịch diễn biến khó lường như hiện nay rất có nguy cơ “dịch chồng dịch” gồm cúm, sốt xuất huyết, COVID-19, thậm chí là cả bệnh đậu mùa khỉ đang gặp ở nhiều nước trên thế giới".

Bác sĩ khuyến cáo việc điều trị cúm chỉ dễ dàng và hiệu quả khi được phát hiện sớm, vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh này có thể để lại hậu quả khôn lường như viêm xoang, viêm tai, viêm xoang, nặng hơn là suy đa cơ quan.

Do đó, khi có dấu hiệu người dân cảnh giác đi khám ngay để được chữa phát hiện kịp thời, đặc biệt bệnh nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai"

Để tránh biến chứng và hậu quả khôn lường có thể xảy ra do cúm, BS Tùng lưu ý với người bệnh khi có dấu hiệu của bệnh cúm người dân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm kịp thời.

Sau sốt 24h là thời điểm thích hợp nhất có thể làm xét nghiệm để biết được có bị cúm hay không. Cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người bệnh không được uống thuốc bừa bãi, cần uống thuốc theo đơn bác sĩ hướng dẫn.

Người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc cúm, bởi thông thường bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau vài ngày và hết hẳn các triệu chứng sau 1 - 2 tuần. Chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt: Bổ sung nước (vì nước giải độc cho cơ thể người bệnh, nước còn có tác dụng làm loãng dịch gây tắc nghẽn mũi và ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể); Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu và nhiều dinh dưỡng (cháo, súp gà); Bổ sung thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch...); Ăn các loại rau củ quả; Thêm gừng, tỏi khi chế biến đồ ăn; Ăn các loại trái cây giàu vitamin C tăng hệ miễn dịch (cam, quýt, bưởi).

Lưu ý, khi có chẩn đoán cúm A, người bệnh cần tránh đến nơi đông người để hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Tiêm vắc xin là ưu tiên hàng đầu

Với cúm A, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin vẫn là biện pháp ưu tiên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp hiện nay.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Miami, bang Florida (Hoa Kỳ) đã có một nghiên cứu đánh giá số liệu trên 2 nhóm bệnh nhân mắc COVID-19, có 37.377 bệnh nhân mỗi nhóm.

Các bệnh nhân phân bố ở Hoa kỳ, một số quốc gia châu Âu, Israel, Singapore.

Số liệu trên bệnh nhân được thu thập và phân ra 2 nhóm: Nhóm có sử dụng vắc xin phòng cúm mùa (trước khi mắc từ 6 tháng đến 2 tuần) và nhóm kia bao gồm các bệnh nhân không chủng ngừa vắc xin cúm mùa trước đó.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy đã có sự giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng huyết, đột quỵ, tắc tĩnh mạch sâu trên nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 đã tiêm phòng vắc-xin cúm mùa trước đó từ 2 tuần đến 6 tháng.

Tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm, nguy hại đến sức khoẻ ra sao?

Nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng phải nhập điều trị tại đơn vị điều trị tích cực (ICU) cũng giảm tới 20% trên nhóm có tiêm vắc-xin phòng cúm mùa.

Nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Làm như vậy có thể giúp tránh đại dịch "kép” sự bùng phát đồng thời của cả bệnh cúm và COVID-19.

Đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế, tăng cường sự bảo vệ ở các quốc gia mà vắc xin COVID-19 chưa được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên vắc xin cúm mùa không thể thay thế vắc xin COVID-19, vì vậy vẫn cần tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.

Trong số các vắc xin cúm A đang lưu hành hiện nay, vắc xin phòng cúm mùa 4 chủng bất hoạt (2 chủng nhóm A và 2 chủng nhóm B) (Quadrivalent) có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi giúp phòng bệnh theo khuyến cáo WHO hằng năm cho các quốc gia Bắc bán cầu.

Được biết ở nước ta, tại Hệ thống tiêm chủng Safpo, vắc xin cúm mùa 4 chủng (Quadrivalent) đang được sử dụng để tiêm phòng đáp ứng cho nhu cầu của người dân.

Vắc xin Quadrivalent có thể sử dụng an toàn trên phụ nữ có thai, trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ.

Phụ nữ có thai khi được tiêm chủng vắc xin cúm mùa có thể bảo vệ được bản thân và cả em bé sau khi sinh. Chưa ghi nhận được biến cố nghiêm trọng của vắc xin phòng cúm mùa bất hoạt đối với thai nhi và thai phụ .

Để phòng chống bệnh cúm mùa, người từ trên 6 tháng tuổi nên tiêm chủng vắc xin cúm mùa hằng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hằng năm).

Nhóm ưu tiên đặc biệt bao gồm trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi, người >50 tuổi, người có bệnh phổi tim phổi, gan, thận mạn tính, , rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn dịch) và phụ nữ mang thai.

Đọc thêm

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai Tin Y tế

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Chiều 17/4, sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng Tin Y tế

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt Tin Y tế

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cấp cứu một bé gái bị bỏ rơi tại bụi chuối bên bờ sông, trẻ được phát hiện trong tình trạng người tím tái, bị hạ thân nhiệt.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96% Tin Y tế

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

TTTĐ - Ngày 17/4, theo thông tin của Bộ Y tế, tuần 15 vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2025), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).
Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg Tin Y tế

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

TTTĐ - Dù đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng bất thành, áp lực tâm lý đè nặng từ việc béo phì tới 102kg khiến cô gái 28 tuổi rơi vào tuyệt vọng, thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ" Sức khỏe

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa điều trị một ca bệnh hiếm gặp, các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sống trong mắt khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt kéo dài.
Tăng cường triển khai công tác y tế trường học Tin Y tế

Tăng cường triển khai công tác y tế trường học

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn 2157/BYT-PB 2025 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp Tin Y tế

Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp

TTTĐ - Ngày 16/4, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức hội thảo Dược lâm sàng với chủ đề “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp và các bệnh đồng mắc”.
Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm Tin Y tế

Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
Tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng để tiêm vét vắc xin sởi Tin Y tế

Tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng để tiêm vét vắc xin sởi

TTTĐ - Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, ngày16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Xem thêm