Tag
Sở GD&ĐT Hà Nội phát động chương trình “Máy tính cho em”:

Tuần đầu năm học mới, 2345 máy tính, điện thoại được trao tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Giáo dục 12/09/2021 16:00
aa
TTTĐ - Tính đến ngày 12/9/2021, chương trình “Máy tính cho em” do Sở GD&ĐT Hà Nội phát động đã quyên góp được 2345 máy tính và thiết bị, hỗ trợ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có máy tính, điện thoại thông minh để học tập trực tuyến.
Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em'' Trường Tiểu học Thái Thịnh thông tin về sự việc học sinh bị điện giật tử vong Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn học trực tuyến an toàn tại nhà

Sự vào cuộc tích cực...

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến là giải pháp bắt buộc khi học sinh không thể đến trường. Đầu năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục Hà Nội hưởng ứng chương trình “Máy tính cho em” nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang thiếu điều kiện học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trường THPT Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trao tặng máy tính cho học sinh.
Trường THPT Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trao tặng máy tính cho học sinh.

Tại quận Ba Đình, từ ngày 4/9 đến nay thu được gần 300 triệu đồng và gần 20 thiết bị đã qua sử dụng (laptop, iPad) nhưng còn tốt. Trong đó, có những đơn vị ủng hộ rất cao như: Trường THCS Thăng Long gần 100 triệu đồng và có đơn vị tuy khó khăn nhưng vận động ủng hộ rất đông như: Tiểu học Đại Yên, Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Tiểu học Ba Đình...

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Bên cạnh việc vận động ủng hộ thiết bị, tiền mặt cũng được các tổ chức, cá nhân gửi về Quỹ của Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình, sau đó, sử dụng quỹ chuyển khoản cho đơn vị cung cấp thiết bị. Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã liên hệ với những tập đoàn lớn để tiếp cận nguồn thiết bị và đã nhận được quyết định trợ giá 50 bộ máy tính mới với mức giá chỉ khoảng 5 triệu đồng/máy của Tập đoàn FPT. Dự kiến trong tuần này, chương trình sẽ trao 50 bộ máy tính đợt 1 và phấn đấu mỗi tuần sẽ tổ chức một đợt trao tặng máy tính cho học sinh sớm tiếp cận dạy và học trực tuyến.

Ông Đoàn Việt Dũng - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai cho biết: Trước diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch bệnh Covid-19, các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học trực tuyến nhằm giúp học sinh "tạm dừng đến trường, không dừng học". Qua rà soát sơ bộ của các trường tiểu học, còn khá nhiều học sinh gặp khó khăn, không có thiết bị học tập trực tuyến.

Phòng GD&ĐT huyện thống nhất triển khai các giải pháp, quyết tâm dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không để học sinh bị bỏ lại phía sau. Theo đó chương trình "Máy tính cho em" đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của các đơn vị, nhà hảo tâm. Sau hơn một tuần, chương trình đã kêu gọi được gần 300 triệu đồng để mua 96 máy tính bảng cho các em học sinh khó khăn.

Hướng tới hoàn thành "nhiệm vụ kép"

Được biết, ngay trong tuần đầu tiên của năm học mới, chương trình “Máy tính cho em” đã được các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã tích cực triển khai, vận động được 2345 máy tính, điện thoại thông minh và các phương tiện học tập trực tuyến giúp học sinh khó khăn không có thiết bị phục vụ việc học trực tuyến.

Đồng thời, ngành Giáo dục Hà Nội cũng đã trao hỗ trợ cho gần 400 cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 600 triệu đồng. Ngoài ra Công đoàn Ngành cũng trao 700 túi quà “An sinh Công đoàn” tới các đoàn viên của các đơn vị trực thuộc có hoàn cảnh khó khăn.

Với sự chủ động, bám sát hoạt động dạy và học trong và ngoài nhà trường, hiện đã có những đơn vị đảm bảo đủ đủ thiết bị học trực tuyến cho 100% học sinh các trường Tiểu học, THCS như Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai... Tuy nhiên, việc rà soát trường học học sinh khó khăn thiếu thiết bị học tập vẫn đang được tiến hành, trong đó khó khăn tập trung tại một số huyện ngoại thành, đòi hỏi cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều phía.

Ngày 11/9, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cùng với đại diện Công đoàn ngành Giáo dục Thủ đô thăm hỏi và trao tận tay món quà vô cùng cần thiết với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố trong giai đoạn không thể đến trường học trực tiếp.

“Trong đợt trao tặng mới nhất, ngành đã nhận 30 chiếc máy tính mới do các nhà tài trợ ủng hộ để giúp các em có điều kiện tham gia cùng bạn bè thầy cô học trực tuyến trong thời gian này. Đi thăm từng gia đình mới thấy, rất nhiều gia đình học sinh hết sức khó khăn, tài sản lớn nhất của những gia đình này chính là chiếc máy tính vừa được trao tặng. Ngành Giáo dục Thủ đô đang rất nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học trong điều kiện còn nhiều thách thức do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do vậy sự quan tâm, ủng hộ của toàn ngành, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội lúc này tới các em là hết sức cần thiết.

Trong thời gian tới, ngành Giáo dục Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình “Máy tính cho em” nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng của chương trình, hướng tới hoàn thành “nhiệm vụ kép”: Bảo đảm an toàn cho học sinh, duy trì dạy tốt, học tốt, đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hướng tới cách mạng công nghệ 4.0 số hóa trong toàn ngành" - ông Trần Thế Cương nhấn mạnh.

Đọc thêm

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp Giáo dục

Ngành Quản trị Kinh doanh “hút” học sinh tại buổi tư vấn, hướng nghiệp

TTTĐ - Ngày 5/4, tại trường trung học phổ thông Hà Đông, báo Tuổi trẻ Thủ Đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 với sự tham gia của khoảng 2.000 học sinh và gần 13 các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp cùng gian hàng tư vấn. Tại gian tư vấn của trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thu hút rất đông học sinh quan tâm.
Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế Nhịp sống trẻ

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

TTTĐ - Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa sự nghiệp quốc tế. Việc thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp các bạn trẻ tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiểu rõ xu hướng này, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo nhóm ngành Ngôn ngữ – một lĩnh vực đang lên ngôi và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn Giáo dục

5 kỹ năng quan trọng khi muốn theo ngành công nghệ bán dẫn

TTTĐ - Các chuyên gia, giảng viên và nhà quản lý giáo dục đã tâm huyết chia sẻ kiến thức, kỹ năng chọn ngành học phù hợp cho gần 2.000 học sinh tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025”.
Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số Giáo dục

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Thay vì lo lắng, băn khoăn, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm thật tốt; lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, đam mê của mình.
Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu… Giáo dục

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chuyên gia, khách mời tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Các học sinh đã được lắng nghe nhiều điều thiết thực, ý nghĩa, giúp giải tỏa băn khoăn, thắc mắc khi chọn ngành, chọn nghề và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân? Giáo dục

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Trong thời điểm này, các em đang đứng trước lựa chọn đầu tiên đầy quan trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Khi đứng trước vô vàn cơ hội và thách thức, không ít bạn trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi phải đưa ra quyết định có thể định hình tương lai của mình. Câu hỏi "Nên chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?" trở thành nỗi trăn trở chung của nhiều bạn trẻ và phụ huynh.
Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề Giáo dục

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

TTTĐ - Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 5/4 tại trường THPT Hà Đông thu hút gần 2.000 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia. Nhiều thông tin bổ ích đã được các chuyên gia “bật mí” để các em có thể chọn ngành, nghề, trường học phù hợp với bản thân.
Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn Giáo dục

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 - hoạt động thiết thực giúp học sinh, đặc biệt là khối 12 xác định rõ định hướng tương lai giữa muôn vàn lựa chọn ngành nghề.
Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp Giáo dục

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ yêu cầu các trường đại học rà soát lại việc xây dựng tổ hợp xét tuyển không phù hợp với ngành học.
7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 Giáo dục

7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Xem thêm