Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị

Đô thị 10/11/2023 09:13
aa
TTTĐ - Công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị không gian lịch sử văn hóa, truyền thống tại khu vực nội đô lịch sử là vấn đề được đặt ra trong nhiều chính sách, giải pháp của chính quyền các cấp tại Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua để triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo trật tự đô thị ở con đường đẹp nhất Thủ đô Vì sao Sơn Tây được chọn là thành phố di sản của Thủ đô? Lan toả tinh thần đại đoàn kết toàn dân Bảo đảm thực hiện quy hoạch trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy định liên quan đến vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị tập trung tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 31 và Điều 39. Bên cạnh một số quy định kế thừa từ Luật Thủ đô 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung mới với những lý do, mục tiêu có tính đặc thù.

Về vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị (được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22). Các quy định về cải tạo, chỉnh trang được kế thừa từ quy định của Điều 8, 9 và 10 Luật Thủ đô 2012 và chủ trương của Nghị quyết số 15-NQ/TW: “Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử”.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định cụ thể yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đặc biệt, quy định tại các Điều 19, Điều 20 và Điều 21 quy định rõ các công việc về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị như trong công tác quy hoạch phải chú ý tới các yếu tố về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng không gian công cộng, phát huy các hình thái kiến trúc của các khu vực, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử; phát triển không gian xanh, không gian ngầm.

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị
Vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Ngoài ra, quy định tại Điều 22 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định những nội dung đặc thù cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị Thủ đô, bao gồm:“Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị; hỗ trợ cá nhân, tổ chức đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở cũ tại phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị; hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình tạo điều kiện để khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô”...

Quy định này là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô. Quy định này khác với Luật Đầu tư công khi Thủ đô sử dụng ngân sách để hỗ trợ người dân chỉnh trang đô thị như quy định ở trên. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa, quy định này cần cho phép Nhà nước bằng kinh phí của mình hỗ trợ người dân trong việc cung cấp bản vẽ, thiết kế trong kho tư liệu của nhà nước về công trình hoặc thiết kế phục dựng của các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc có giá trị cần bảo tồn.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng có quy định mới về quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử (Điều 22). Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là một giải pháp về tài chính nhằm thu hút nguồn vốn ở khu vực tư nhân đầu tư đóng góp và đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và các công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hoá và lịch sử.

Mô hình quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính ngoài ngân sách, Nhà nước chỉ hỗ trợ việc hình thành vốn điều lệ và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của quỹ. Hoạt động của quỹ sẽ làm giảm gánh nặng về đầu tư của ngân sách Thành phố cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử.

Quy định mới về phát triển nhà ở và công trình giao thông

Quy định về phát triển nhà ở là một quy định có tính kế thừa và sửa đổi Luật Thủ đô 2012 với những quy định đối với phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng trên địa bàn Thủ đô.

Trách nhiệm của chủ đầu tư phải hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi đưa công trình nhà ở vào khai thác sử dụng là quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, bảo đảm tính đồng bộ của việc xây dựng nhà ở với việc xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, qua đó bảo đảm tốt nhất nhu cầu sinh sống, làm việc của người dân (Khoản 1 Điều 31). Quy định này là cần thiết để hạn chế các chủ đầu tư của các khu nhà ở thương mại chậm trễ trong việc phát triển đồng bộ hạ tầng khi đưa công trình nhà ở vào sử dụng.

Việc quy định việc phát triển nhà ở xã hội ở Thủ đô theo mô hình căn hộ chung cư và giao UBND thành phố Hà Nội quyết định quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại điểm a khoản 2 Điều này là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 80 và khoản 1 Điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi theo dự thảo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) và đặc biệt phát huy được hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất khi xây dựng nhà ở xã hội, hạn chế được tiêu cực trong công tác xây dựng nhà ở xã hội...

Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều 31 cũng quy định cụ thể về công tác lập quy hoạch nhằm ngắn thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết so với thực hiện tuần tự theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị để có thể đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị
Dãy khu chung cư cũ trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 410km. Sau 12 năm thực hiện Quy hoạch, Hà Nội mới vận hành và khai thác được 13km đường sắt đô thị (tuyến Cát Linh - Hà Đông).

Quyết định số 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2016 phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 519/QĐ-TTg) đặt mục tiêu Thành phố Hà Nội phải ưu tiên phát triển vận tải đường sắt đô thị đến 2030 chiếm 25%-30% và sau 2030 là từ 35%-40% ở khu vực đô thị trung tâm. Yêu cầu này đòi hỏi Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện được các mục tiêu quy hoạch nêu trên.

Theo Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội gần đây về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đến năm 2023 là hơn 39.500 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án và nếu đầu tư cho các tuyến đường sắt đô thị còn lại đến năm 2045 (căn cứ theo Quyết định số 519/QĐ-TTg)) thì cần khoảng: 321.484 tỷ đồng (tương đương 13.31 tỷ USD).

Để có thể có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các tuyến đường sắt còn lại, một giải pháp chính sách của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là triển khai các Dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Dự án TOD).

Điểm đặc biệt là dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ lựa chọn quy định Dự án TOD áp dụng cho đường sắt đô thị mà không áp dụng sang các loại hình giao thông khác, như đường bộ là phù hợp với nhu cầu phát triển của Thủ đô cũng như tính phức tạp của một dự án đường sắt đô thị đòi hỏi phải có cơ chế đặc thù. Đối với đường bộ, mô hình phát triển TOD đã và đang được áp dụng từ nhiều năm nay trong công tác quy hoạch mà không cần phải áp dụng cơ chế Dự án TOD như quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tuỳ theo điều kiện phát triển của từng Dự án TOD (điều kiện xây dựng dự án tuyến đường sắt đô thị; điều kiện khai thác quỹ đất ở vùng phụ cận trong khu vực TOD…) mà các dự án TOD sẽ xác định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị là dự án theo phương thức đầu tư công hay dự án theo phương thức hợp tác đối tác công tư (PPP), như BOT hay BT.

Các dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở, trung tâm thương mại, hay khu công nghiệp ở xung quanh khu vực nhà ga sẽ được xác định theo phương thức đấu thầu hoặc đấu giá lựa chọn nhà đầu tư tuỳ theo điều kiện về khả năng giải phóng mặt bằng, điều kiện kỹ thuật khi thực hiện dự án.

Đọc thêm

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng Đô thị

Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng

TTTĐ - Theo danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn thành phố Hà Nội mới được UBND thành phố ban hành, sẽ có 136 tuyến xe buýt nội tỉnh và 18 tuyến xe buýt liền kề; trong đó có thêm tuyến xe buýt city tour số 04 đi Bát Tràng trong năm 2024.
Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng Đô thị

Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng

TTTĐ - Để tạo nên động lực to lớn giúp thành phố Hà Nội có những đột phá mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông, những năm qua, thành phố chủ trương phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh.
Người thuê nhà được áp dụng giá điện ra sao? Đô thị

Người thuê nhà được áp dụng giá điện ra sao?

TTTĐ - Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở tại Hà Nội được áp dụng theo quy định của Bộ Công thương tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 và được hợp nhất tại Khoản 4 - Điều 10 - Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BCT ngày 27/4/2023 - Thông tư quy định về thực hiện giá bán điện.
Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, đô thị Đô thị

Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, đô thị

TTTĐ - Thực hiện kế hoạch của UBND phường, Ban Chỉ đạo 197 phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trong những ngày qua, lực lượng chức năng công an, tổ tự quản phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn phường tích cực kiểm tra, tuyên truyền, chấn chỉnh công tác bảo đảm trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn.
Hệ sinh thái "Net Zero" đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Hệ sinh thái "Net Zero" đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

TTTĐ - Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
Ra quân xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, đô thị Đô thị

Ra quân xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, đô thị

TTTĐ - Ngày 17/6, UBND phường, Ban Chỉ đạo 197 phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn phường.
Xem thêm