Tag

Ứng dụng công nghệ đưa di tích đến gần hơn với cộng đồng

Tôi yêu Hà Nội 02/12/2023 09:03
aa
TTTĐ - Với công trình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử trên địa bàn quận” tuổi trẻ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dân cũng như du khách thập phương.
Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sáng tạo công nghệ ứng dụng thực tế

Quận đoàn Hai Bà Trưng vừa tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng công trình thanh niên “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử trên địa bàn quận” tại Miếu thờ Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và Chùa Hộ quốc (phường Thanh Lương) mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dân.

Theo Bí thư Quận đoàn Hai Bà Trưng Nguyễn Lê Ngân, với mong muốn quảng bá di tích lịch sử, giáo dục truyền thống văn hoá cho bạn trẻ và cộng đồng; mang đến những trải nghiệm thú vị, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, Đoàn Thanh niên quận đã thực hiện công trình: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử trên địa bàn quận”.

Ứng dụng công nghệ đưa di tích đến gần hơn với cộng đồng
Lễ khánh “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử" tại Chùa Hộ quốc

Quận đoàn Hai Bà Trưng đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Văn hóa - Thông tin quận và UBND phường Bạch Đằng, phường Thanh Lương thu thập tài liệu, thông tin, hình ảnh biên soạn nội dung hấp dẫn, dễ nhớ, số hóa thông tin và cài đặt tại các di tích lịch sử gồm: Miếu thờ Hai Bà Trưng và Chùa Hộ quốc.

Miếu Hai Bà Trưng và Chùa Hộ quốc đều được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử. Trong đó, Miếu thờ Hai Bà Trưng, tọa lạc tại địa chỉ 680 Bạch Đằng (phường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thuộc loại kiến trúc tôn giáo và lưu niệm danh nhân được xây dựng nên từ một huyền tích. Miếu có từ thế kỷ XII, hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như hương án, long ngai, long đình với nhiều trang trí hoa văn đẹp mắt…

“Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử
Lễ khánh thành công trình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử" tại Miếu thờ Hai Bà Trưng

“Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người dân, du khách thập phương quét mã QR sẽ có được những thông tin, hình ảnh về những di tích lịch sử này. Việc khám phá, tìm hiểu di tích cũng trở nên dễ dàng, thú vị hơn”, Bí thư Quận đoàn Hai Bà Trưng Nguyễn Lê Ngân cho biết.

Ngay khi công trình thanh niên “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử” đưa vào sử dụng đã nhận được sự đánh giá cao của cấp ủy, chính quyền, người dân và sự hưởng ứng nhiệt tình của đoàn viên. Ông Nguyễn Thanh Hợp, người dân phường Bạch Đằng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) hào hứng: “Với việc sử dụng công nghệ, Miếu thờ Hai Bà Trưng hiện lên thật sinh động. Chúng tôi không chỉ có đầy đủ thông tin và còn được trải nghiệm nhiều điều thú vị”.

Công trình thể hiện tinh thần tiên phong chuyển đổi số của tuổi trẻ quận Hai Bà Trưng
Công trình thể hiện tinh thần tiên phong chuyển đổi số của tuổi trẻ quận Hai Bà Trưng

Bạn Nguyễn Quỳnh Nga cũng chia sẻ: “Nhờ ứng dụng công nghệ việc tham quan, học tập, giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên hấp dẫn, hiệu quả hơn. Những người trẻ như mình hiểu hơn về lịch sử sẽ biết sống, học tập, làm việc trách nhiệm hơn”.

Bạn Lê Tiến Thanh cho biết: “Chỉ việc quét mã QR mà như được đi du lịch tôi thấy rất thú vị, vừa có thể biết được nguồn gốc lịch sử của di tích một cách rõ ràng, chi tiết, vừa được trải nghiệm hình ảnh chân thực, sống động, dễ hiểu. Công trình đã khẳng định vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn đời sống”.

Bạn trẻ qu
Bạn trẻ quét mã trải nghiệm

Để công trình thực sự phát huy hiệu quả, thời gian tới Quận đoàn Hai Bà Trưng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền trên các trang mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông. Đây được coi như một giải pháp du lịch thông minh, góp phần gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn thông tin di tích bằng hình ảnh và thuyết minh, hỗ trợ hiệu quả cho công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch biết đến di tích từ bất kỳ nơi đâu có mạng internet. Từ ông trình tuổi trẻ cũng góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Đọc thêm

Bài 2: Duyên dáng áo dài Trạch Xá Tôi yêu Hà Nội

Bài 2: Duyên dáng áo dài Trạch Xá

TTTĐ - Giữ gìn, phát huy nghề may áo dài truyền thống đã có từ hàng nghìn năm, những người thợ tài hoa làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa) đã đưa những tà áo dài tôn lên vẻ đẹp duyên dáng...
Lưu giữ nét tinh hoa trong những tách trà sen Tôi yêu Hà Nội

Lưu giữ nét tinh hoa trong những tách trà sen

TTTĐ - Là người con sinh ra và lớn lên tại làng Quảng Bá, Tây Hồ (Hà Nội) với cô gái trẻ Mai Hoàng Thu Thảo nghệ thuật ướp trà với hoa sen như thấm sâu vào da thịt.
Quà tặng "kể chuyện" văn hóa Hà Nội Tôi yêu Hà Nội

Quà tặng "kể chuyện" văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Những sản phẩm quà tặng của họ làm ra không chỉ mang lại nguồn thu nhập, thích ứng với thời hiện đại, phát triển ngành công nghiệp văn hóa, mà còn mang theo những câu chuyện của Hà Nội đến muôn phương.
Họa sỹ Kim Đức và "Liên hoa tịnh cảnh" tại Lễ hội Sen Tôi yêu Hà Nội

Họa sỹ Kim Đức và "Liên hoa tịnh cảnh" tại Lễ hội Sen

TTTĐ - Hòa chung với không khí của Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, Họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã mang đến bức tranh hoa sen quý "Liên Hoa Tịnh Cảnh" – một tác phẩm xuất sắc về chủ đề hoa sen.
200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu về phong trào Ba sẵn sàng Tôi yêu Hà Nội

200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu về phong trào Ba sẵn sàng

TTTĐ - Diễn ra trong 2 tuần, 4 buổi thi, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng” thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ với 200.000 lượt tương tác và có hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời.
Khẳng định sức trẻ quận Hoàn Kiếm anh hùng Tôi yêu Hà Nội

Khẳng định sức trẻ quận Hoàn Kiếm anh hùng

TTTĐ - Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam quận Hoàn Kiếm, Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra trong 2 ngày mùng 10, 11 tháng 7 năm 2024.
Cánh cửa rộng mở cho thu hút, trọng dụng nhân tài Tôi yêu Hà Nội

Cánh cửa rộng mở cho thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều, quy định về vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành sau. Việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những chính sách lớn trong luật này và được người trẻ rất quan tâm.
Nón lá, chổi lông gà "hồi sinh" nhờ bàn tay người trẻ Tôi yêu Hà Nội

Nón lá, chổi lông gà "hồi sinh" nhờ bàn tay người trẻ

TTTĐ - Nhiều người trẻ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đã nối nghiệp và phát triển nghề truyền thống. Tại các sự kiện đặc biệt của Đoàn - Hội địa phương, họ thường mang sản phẩm tới các gian hàng trưng bày, giới thiệu tới đông đảo bạn bè, du khách thập phương.
Luật Thủ đô sửa đổi : Cơ hội cho nhân tài trẻ Tôi yêu Hà Nội

Luật Thủ đô sửa đổi : Cơ hội cho nhân tài trẻ

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua. Bộ Luật này vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính đa ngành, nhiều quy định đặc thù, vượt trội cho Hà Nội phát triển. Trong đó có nội dung về nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài, được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng” Tôi yêu Hà Nội

Thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng”

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng”.
Xem thêm