Tag

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Giáo dục 21/12/2023 11:50
aa
TTTĐ - Ngày 21/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức PATH tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Chương trình sức khỏe thế hệ tương lai: Cùng thanh thiếu niên ứng dụng dữ liệu và công nghệ tiên tiến trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm”.
Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 Chung tay triển khai Chương trình Sức khỏe học đường Tập huấn kỹ năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học đường

Đây là chương trình giáo dục sức khỏe học đường đầu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm hướng đến giáo dục sớm và dự phòng “sát thủ thầm lặng” mang tên bệnh không lây nhiễm.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phó Trưởng ban Điều phối dự án; bà Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tổ chức PATH tại khu vực Đông Nam Á; đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trường học tỉnh, thành phố tham gia dự án.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết dự án "Chương trình sức khỏe thế hệ tương lai: Cùng thanh thiếu niên ứng dụng dữ liệu và công nghệ tiên tiến trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm”

Nguy cơ từ bệnh không lây nhiễm

Ở Việt Nam, bệnh không lây nhiễm (KLN) là nguy nhân dẫn tới 77% số ca tử vong. Thanh, thiếu niên (từ 10 - 24 tuổi) cũng là nhóm tuổi có nguy cơ mắc các bệnh KLN (theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2020). Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên là thời điểm then chốt khi những tác động tiêu cực có thể gây ra thói quen lâu dài và để lại hậu quả bất lợi ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe cuộc sống sau này.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Một buổi truyền thông dưới cờ sinh động về bệnh KLN của học sinh THPT Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát đầu kỳ của dự án, có tới 85% thanh, thiếu niên còn thiếu kiến thức về phòng, chống bệnh KLN. Bốn yếu tố nguy cơ chính có thể phát triển ở tuổi thanh thiếu niên dẫn đến bệnh KLN ở tuổi trưởng thành là: Chế độ ăn uống không lành mạnh; thiếu hoạt động thể lực; sử dụng thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn (theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam 2019).

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Các đại biểu dự Hội nghị tổng kết dự án "Chương trình sức khỏe thế hệ tương lai: Cùng thanh thiếu niên ứng dụng dữ liệu và công nghệ tiên tiến trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm”

Sự ra đời của dự án Sức khỏe thế hệ tương lai

Theo ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất - Bộ GD&ĐT: “Dự án này bám sát mục tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao Bộ GD&ĐT triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, đó là chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 và đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 (Gọi tắt là Đề án số 41)".

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Học sinh, giáo viên và cán bộ chương trình trong ngày ra mắt ứng dụng Sức khỏe tương lai tại trường học

Dự án chương trình Sức khỏe thế hệ tương lai tại Việt Nam được triển khai với mục tiêu cải thiện sức khỏe của thanh, thiếu niên thông qua việc kiểm soát và loại bỏ các hành vi nguy cơ liên quan tới bệnh KLN.

Qua 3 năm triển khai dự án (2021 - 2023), chương trình đã có 15 trường THCS và THPT tại 3 tỉnh thành phố Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng tham gia. Hơn 24.000 học sinh, 1.000 giáo viên với tổng cộng hơn 40.000 người được hưởng lợi từ dự án.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT, phát biểu tại hội nghị

Mô hình giáo dục đột phá

Để phát triển chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng, chống bệnh KLN cho học sinh trong cơ sở giáo dục, dự án đã thiết kế một mô hình tổng thể kết hợp giữa truyền thông và giảng dạy trong nhà trường; kết hợp tự học và hỗ trợ trực tuyến thông qua ứng dụng Sức khỏe tương lai sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tổ chức PATH tại Khu vực Đông Nam Á: “Đây là cách tiếp cận hiện đại trên thế giới nhưng hoàn toàn phù hợp với chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục của Bộ GD&ĐT và chiến lược toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe kỹ thuật số”.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
TS.BS Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chương trình, Tổ chức PATH phát biểu tại hội nghị tổng kết dự án

Chương trình bao gồm 11 bài học về phòng, chống bệnh KLN, trong đó có cả chủ đề sức khỏe tinh thần. Trước giờ học, các học sinh cùng cha mẹ tìm hiểu kiến thức qua các bài đọc sinh động trên ứng dụng. Cha mẹ còn có thể đồng hành thông qua việc theo dõi chỉ số sức khỏe và cùng con lập kế hoạch thay đổi bản thân. Thông qua ứng dụng, các nhà quản lý giáo dục, nhà trường và thầy cô cũng có thể dễ dàng theo dõi để có những hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.

Ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất - Bộ GD&ĐT cho biết: “Đây là chương trình đầu tiên được Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổ chức PATH triển khai, áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác truyền thông, giáo dục cho học sinh, sinh viên. Chương trinh đã thu hút không chỉ học sinh tham gia vào các hoạt động truyền thông giáo dục mà cả giáo viên, cán bộ quản lý và cha mẹ học sinh cũng cùng tham gia vào dự án này”.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Buổi truyền thông dưới cờ sinh động về bệnh KLN của học sinh THPT Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Ngoài ra, các trường cũng đã tổ chức nhiều hình thức truyền thông đổi mới, do chính học sinh tham gia tuyên truyền, giúp các em có cơ hội tìm hiểu thêm kiến thức, từng bước thay đổi nhận thức và thực hành hành vi sống lành mạnh. Đơn cử như chương trình đã tổ chức 180 buổi truyền thông dưới cờ, 30 sự kiện thể thao, 15 cuộc thi sáng tạo sản phẩm truyền thông cấp trường và 3 cuộc thi cấp tỉnh với chủ đề dự phòng bệnh KLN.

Khả năng áp dụng trong tương lai

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT cho biết, với sự quan tâm chỉ đạo của Ban Điều phối dự án cấp Trung ương và địa phương, sự hỗ trợ nhiệt tình của thành viên Tổ chức PATH đã giúp học sinh, giáo viên có thêm nhiều kiến thức, nhận thức về sức khỏe.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Các đại biểu dự hội nghị tổng kết

Nhiều thói quen lành mạnh của học sinh được hình thành, phát triển và vận dụng tốt vào cuộc sống thực tế. Từ kết quả khảo sát cuối kì cho thấy, mức độ hiểu biết của học sinh về bệnh KLN tăng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh có đầy đủ kiến thức về bệnh KLN, hành vi nguy cơ và cách dự phòng bệnh KLN đạt khoảng 90%; tỷ lệ thay đổi các hành vi nguy cơ của học sinh sau khi tham gia dự án là 25%.

Tuy nhiên để tích cực duy trì, mở rộng hiệu quả triển khai hoạt động dự án, chương trình rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý giáo dục, nhà trường và gia đình.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Các học sinh tham dự hội nghị tổng kết dự án

Trong phiên tọa đàm, đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục thể chất, Sở GD&ĐT 3 tỉnh, thành phố tham gia dự án đã thảo luận các vấn đề khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai dự án. Những giải pháp, bài học kinh nghiệm đã được các đơn vị áp dụng thành công và định hướng duy trì và nhân rộng tại các cơ sở giáo dục khác.

Đọc thêm

Quảng Nam: Gần 17.500 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Quảng Nam: Gần 17.500 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tỉnh Quảng Nam năm 2024 vừa tổ chức họp triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi sắp tới.
Nghệ An: Sẽ xử lý việc ngăn cản học sinh thi lớp 10 Giáo dục

Nghệ An: Sẽ xử lý việc ngăn cản học sinh thi lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục nếu thực hiện sai chủ trương phân luồng, ngăn cản học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 công lập.
Khám phá mô hình thực hành giáo dục tiên tiến của HES Giáo dục

Khám phá mô hình thực hành giáo dục tiên tiến của HES

TTTĐ - Thành lập năm 2016, Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES) tạo được tiếng vang trong hệ thống giáo dục Thủ đô không chỉ vì thành tích học tập xuất sắc với nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế mà còn bởi những hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng trang bị kỹ năng cho học sinh.
Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy Giáo dục

Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 15/5, hơn 2,1 nghìn học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội tham gia buổi tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong học đường.
Kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời Giáo dục

Kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội tán thành kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của TP Hà Nội.
Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia Giáo dục

Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia

TTTĐ - Hà Nội có 7 dự án khối học sinh giành giải Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI.
Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10 Giáo dục

Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10

TTTĐ - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, tổng số học sinh lớp 9 năm học 2023 - 2024 là 114.933 em, trong đó có 98.681 học sinh đăng ký thi lớp 10 và 16.252 em không đăng ký.
20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024 Giáo dục

20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024

TTTĐ - Tại Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 Giáo dục

Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024-2025 vừa ký ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 14/5/2024 về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025.
Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh Giáo dục

Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh

TTTĐ - Trường THPT Thường Tín và THPT Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) phối hợp với Công an huyện tổ chức buổi tuyên truyền Luật Căn cước mới cho học sinh.
Xem thêm