Tag

Vắc xin của Sinopharm - một nguồn cung hiệu quả cho cuộc chiến chống Covid-19

Sức khỏe 09/09/2021 10:24
aa
TTTĐ - Tại Việt Nam, vắc xin của Sinopharm đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Việt Nam cũng đã triển khai tiêm chủng vắc xin này từ tháng 7/2021.
Hải Phòng tổ chức đợt tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay Bình Dương triển khai tiêm 1 triệu liều vắc xin Sinopharm 500.000 liều vắc xin Covid-19 của Sinopharm về đến Việt Nam Bộ Y tế thông tin về quá trình phát triển vắc xin phòng Covid-19 Sinopharm

Nhiều tỉnh triển khai tiêm vắc xin của Sinopharm an toàn, không xảy ra sự cố

Tỉnh Quảng Ninh được Bộ Y tế phân bổ 176.000 liều vắc xin Vero Cell của hãng Sinopharm. Số vắc xin này được ưu tiên dành tiêm cho cán bộ, chuyên gia và các thương nhân Trung Quốc làm việc tại Quảng Ninh, công nhân trong các khu công nghiệp và cư dân biên giới, lao động trong ngành du lịch dịch vụ...

Từ 10 - 20/7, Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 vắc xin loại này và tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Công tác tiêm chủng diễn ra an toàn, không xảy ra sự cố.

Quảng Ninh cho biết, tính riêng 10 ngày (10 - 20/7), các đơn vị y tế đã triển khai tiêm hơn 80.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm phòng COVID-19
Quảng Ninh triển khai tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm phòng Covid-19

Tại huyện vùng cao biên giới Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh, nhiều người dân vui mừng khi được tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là những hộ nghèo, kinh tế khó khăn.

Cùng với Quảng Ninh, các địa phương Lạng Sơn, Cao Bằng cũng được phân bổ 130.000 liều vắc xin VeroCell của hãng Sinopharm... Ngay sau khi được phân bổ, các địa phương triển khai tiêm xong mũi 1 và đang rà soát kế hoạch tiêm mũi 2 cho người dân theo đúng quy định. Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người dân các địa phương nhất là tại khu vực biên giới mong muốn được tiêm vắc xin một cách sớm nhất.

Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin Covid-19 hạn chế, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin. Loại vắc xin này không được khuyến cáo dùng ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu trên nhóm tuổi đó.

Loại vắc xin này có thể tiêm chủng vắc xin cho những người đã từng mắc Covid-19. Trong vòng 6 tháng sau nhiễm bệnh tự nhiên, các dữ liệu hiện tại cho thấy tái nhiễm bệnh có triệu chứng rất ít gặp.

Với nguồn cung vắc xin hạn chế, những người nhiễm SARS-CoV-2 đã được khẳng định bằng xét nghiệm PCR trong 6 tháng trước đó có thể trì hoãn tiêm vắc xin cho tới gần cuối thời kỳ này. Trong các khu vực có biến thể vi rút đáng lo ngại đang lưu hành, có thể tiêm chủng sớm hơn sau khi bị nhiễm.

WHO cũng khuyến cáo 2 nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin Sinopharm: Các cá nhân có tiền sử sốc phản vệ với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên được tiêm. Bất cứ ai có thân nhiệt trên 38,5ºC cần hoãn tiêm chủng cho tới khi hết sốt.

Vắc xin này có an toàn không?

SAGE đã đánh giá kỹ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu lực của vắc xin này và khuyến cáo sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Số liệu về an toàn hiện tại chỉ giới hạn ở những đối tượng trên 60 tuổi (do số người tham gia thử nghiệm lâm sàng ít). Trong bối cảnh chúng ta không thể đoán trước sự khác biệt trong hồ sơ an toàn của vắc xin này ở người cao tuổi so với nhóm tuổi trẻ hơn, thì các quốc gia đang cân nhắc sử dụng vắc xin này ở người trên 60 tuổi cần duy trì việc theo dõi tính an toàn chủ động.

Vắc xin của Sinopharm - một nguồn cung hiệu quả cho cuộc chiến chống Covid-19
Ảnh minh hoạ

Một thử nghiệm Giai đoạn 3 đa quốc gia cho thấy, sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ hai liều (khoảng cách giữa hai liều là 21 ngày) vắc xin có hiệu quả 79% phòng lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có triệu chứng. Hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%.

Thử nghiệm này không được thiết kế và có hiệu lực để chứng minh hiệu quả phòng ngừa bệnh nặng ở những người có bệnh nền, những người trong thời kỳ mang thai, hay những người từ 60 tuổi trở lên. Có ít đối tượng là phụ nữ tham gia vào nghiên cứu. Thời gian theo dõi trung vị ở thời điểm đánh giá dữ liệu là 112 ngày.

Đồng thời, WHO lưu ý vẫn phải duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng hiệu quả: đeo khẩu trang, giãn cách, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh tụ tập đông người, và đảm bảo thông khí tốt.

Đọc thêm

Giữ lại tay cho bệnh nhân ung thư hiếm gặp Tin Y tế

Giữ lại tay cho bệnh nhân ung thư hiếm gặp

TTTĐ - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công giữ lại cổ bàn tay cho bệnh nhân ung thư hiếm gặp.
Tổ hợp Y tế Phương Đông ghi dấu ấn với mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện Tin Y tế

Tổ hợp Y tế Phương Đông ghi dấu ấn với mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện

TTTĐ - Tham dự Hội thảo quốc tế về Y học cổ truyền với vai trò Nhà tài trợ Kim cương, Tổ hợp Y tế Phương Đông đã ghi dấu ấn với mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện, kết hợp giữa y học cổ truyền, y tế hiện đại và nghệ thuật nghỉ dưỡng Nhật Bản, mở ra xu hướng chăm sóc sức khỏe mới, đặc biệt cho người cao tuổi và bệnh nhân cần nghỉ dưỡng sau điều trị.
Các bệnh viện tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19 Tin Y tế

Các bệnh viện tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19.
Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc Tin Y tế

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, việc phát triển nền y dược cổ truyền trở thành một ngành khoa học mạnh ở nước ta là một hướng đi đúng, quan trọng và cấp thiết, không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai Tin Y tế

Tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản 2258/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025.
Chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả Nhịp sống phương Nam

Chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả

TTTĐ - Qua kiểm tra, rà soát, cùng phản ánh của người dân, cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả trên địa bàn. Sở Y tế đã lập hồ sơ chuyển Công an thành phố xử lý.
Chủng ngừa người lớn: Hướng đi bền vững trong kỷ nguyên già hóa dân số Tin Y tế

Chủng ngừa người lớn: Hướng đi bền vững trong kỷ nguyên già hóa dân số

TTTĐ - Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM vừa phối hợp cùng Sở Y tế TP HCM tổ chức buổi thảo luận về "Chủng ngừa vắc xin cho người lớn trong kỷ nguyên già hóa dân số" cùng với sự đồng hành của GSK Việt Nam.
Phối hợp xác minh đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả Tin Y tế

Phối hợp xác minh đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, liên quan đến thông tin đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả vừa được phát hiện, Cục đang phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội cung cấp thông tin các sản phẩm công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty nói trên để phục vụ công tác điều tra nhằm xác minh, làm rõ các sản phẩm bị thu giữ.
Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ Tin Y tế

Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 2908/BYT-PB tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ em đợt 1 năm 2025.
Cột mốc mới về chất lượng y tế tại Việt Nam Tin Y tế

Cột mốc mới về chất lượng y tế tại Việt Nam

TTTĐ - Hệ thống Y tế MEDLATEC trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 15189:2022 trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh là dấu mốc quan trọng với đơn vị. Đồng thời, sự kiện này góp phần nâng tầm tiêu chuẩn chất lượng của ngành y tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh y học chính xác và cá thể hóa đang trở thành xu thế toàn cầu.
Xem thêm