Tag
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu:

“Vấn đề gốc rễ là chất lượng cán bộ Công đoàn"

Tin tức 01/12/2023 07:47
aa
TTTĐ - Là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội trong 3 ngày (từ ngày 1 - 3/12/2023). Nhân dịp này, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn TP Hà Nội trong tháng 11/2023 Liên đoàn Lao động TP HCM thăm, làm việc tại Liên bang Nga

- Phóng viên: Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, đồng chí có thể điểm lại những kết quả nổi bật mà tổ chức Công đoàn đã đạt được?

- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: 5 năm qua là một nhiệm kỳ đáng nhớ đối với đoàn viên, người lao động và các cấp Công đoàn. Khó khăn bủa vây nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tổ chức Công đoàn đã khẳng định được vai trò của mình.

Trước hết, công tác đối thoại, tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kiến nghị, thúc đẩy hoàn thiện chính sách, pháp luật được các cấp Công đoàn thực hiện bài bản, nâng cao chất lượng. Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân hàng năm; Diễn đàn Người lao động do Chủ tịch Quốc hội chủ trì, tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân viên chức, lao động; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động đối thoại với đoàn viên, người lao động... đã tạo hiệu ứng tốt, kịp thời giải quyết các vấn đề người lao động quan tâm, bức xúc.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội thảo“Hoàn thiện mô hình hoạt động Công đoàn ngành xuyên suốt” do Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng báo Lao Động tổ chức
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội thảo“Hoàn thiện mô hình hoạt động Công đoàn ngành xuyên suốt” do Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng báo Lao Động tổ chức

Chương trình chăm lo đời sống, hỗ trợ người lao động được triển khai sâu rộng. Nhiều chương trình mang đậm dấu ấn Công đoàn, lan tỏa mạnh mẽ, thấm sâu ở cơ sở như “Tháng Công nhân”, “Tết Sum vầy”, “Phúc lợi đoàn viên”, “Mái ấm Công đoàn”.

Hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp “Tết sum vầy” với trên 28.000 tỷ đồng. Các cấp Công đoàn đã thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng.

Chương trình “Mái ấm Công đoàn” hỗ trợ hơn 14 nghìn người lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng cùng hàng vạn ngôi “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”. Công đoàn các cấp cũng triển khai hiệu quả 13 quỹ trợ vốn giải quyết việc làm, gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động vay với tổng số tiền nhiều nghìn tỷ đồng.

Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” và chương trình “Một triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” là cách triển khai mới trong phong trào thi đua, đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cùng với đó, công tác chăm lo đời sống tinh thần của đoàn viên, người lao động được các cấp Công đoàn chú trọng. Nhiều mô hình, cách làm mới, cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe cho đoàn viên, người lao động như khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo động lực, truyền cảm hứng để người lao động vượt mọi khó khăn, làm việc với năng suất cao, hiệu quả tốt.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thăm hỏi động viên người lao động tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thăm hỏi động viên người lao động tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải

Chương trình “Giờ thứ 9+” phát sóng hàng tuần vào chiều Chủ nhật hay Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn trong 2 năm 2021 - 2023 với 498 tiểu thuyết và truyện ngắn dự thi, góp phần nâng cao văn hóa đọc, bổ sung vào nền văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị viết về những chủ thể đang có đóng góp to lớn cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở được tập trung thực hiện với hơn 4,4 triệu đoàn viên được kết nạp; thành lập mới 24.320 Công đoàn cơ sở. Công đoàn tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; giới thiệu hơn 700.000 đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó có gần 400.000 đồng chí được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Những kết quả chủ yếu trên đây góp phần nâng cao uy tín, vị thế của tổ chức Công đoàn; tạo niềm tin cho đoàn viên và người lao động đóng góp quan trọng cho sự phát triển của từng cơ quan, doanh nghiệp và đất nước.

- Gắn bó, rất tâm huyết với tổ chức Công đoàn và những người lao động, theo đồng chí, yếu tố nào khiến công nhân càng ngày càng kết nối gần hơn, mật thiết hơn với tổ chức Công đoàn?

- Tôi cho rằng, niềm tin chính là cơ sở quan trọng nhất để người lao động gắn bó bền chặt, lâu dài với tổ chức Công đoàn. Từ niềm tin sẽ biến thành hành động, đoàn viên Công đoàn sẽ tích cực tham gia hoạt động cùng tập thể, tin tưởng và tự nguyện trao quyền đại diện cho tổ chức Công đoàn.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu trao quà tặng các em nhỏ khó khăn
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu trao quà tặng con công đoàn viên khó khăn

Niềm tin được tạo dựng từ uy tín của cán bộ Công đoàn - người đại diện cho tổ chức tại cơ sở; từ hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động; từ việc người lao động được bảo vệ thông qua chính sách, pháp luật giúp đảm bảo việc làm, tiền lương, các chế độ phúc lợi… và được hỗ trợ, dìu đỡ khi gặp khó khăn.

Vấn đề gốc rễ là chất lượng cán bộ Công đoàn. Cán bộ Công đoàn tâm huyết, sâu sát, nói đi đôi với làm, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, nắm vững chính sách, pháp luật, có bản lĩnh và kỹ năng công tác tốt, chắc chắn sẽ gây dựng được niềm tin của người lao động.

Hoạt động Công đoàn đang ngày càng đổi mới và đi vào chiều sâu. Ở cấp vĩ mô, Tổng Liên đoàn tập trung xây dựng chính sách pháp luật để bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa, trên diện rộng.

Chương trình, nội dung hoạt động Công đoàn tại các cấp phải thật sự thiết thực, quan tâm giải quyết những vấn đề cụ thể, cấp thiết của đoàn viên, người lao động, thể hiện đúng vai trò của mình là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người lao động.

- Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã đến rất gần, thưa đồng chí, Đại hội lần này có những điểm mới gì trong cách tổ chức?

- Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có nhiều điểm mới trong cách thức tổ chức. Đó là, trước thềm Đại hội, Tổng Liên đoàn tổ chức 10 diễn đàn chuyên đề thảo luận sâu và đề xuất sáng kiến cho 10 vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức Công đoàn. Hình thức này nhằm sớm thu thập các ý kiến chuyên sâu, đề xuất của đại biểu để tổng hợp, tiếp thu vào văn kiện Đại hội và hình thành các giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Thứ hai, đại hội tăng cường ứng dụng công nghệ số trong tổ chức và phục vụ đại biểu tham dự. Chúng tôi đã thiết kế, vận hành App “Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam” trên thiết bị di động để cung cấp thông tin, tài liệu, kịp thời trao đổi với đại biểu. Đại hội XIII cũng được coi là đại hội không giấy.

Thứ ba, chào mừng đại hội, cùng với thi đua thực hiện các công trình, phần việc hoạt động chăm lo cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn là điểm nhấn quan trọng như chương trình “Những món quà từ đại hội” được gửi tặng đoàn viên, người lao động.

Chương trình nghệ thuật tại đại hội cũng được đầu tư kỹ càng về nội dung, ứng dụng công nghệ hiện đại thể hiện sức mạnh giai cấp công nhân, khí thế, niềm tin của đoàn viên, người lao động hướng về đại hội.

Thứ tư, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhận được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ từ Trung ương tới các Tỉnh, Thành ủy khi thực hiện Hướng dẫn 117-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương, giúp cho công tác truyền thông về đại hội được triển khai bài bản, sâu rộng trên tất cả phương tiện, nền tảng truyền thông, lan tỏa sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu đến thăm, động viên công nhân lao động
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm, động viên công nhân lao động

- Đồng chí có thể cho biết về chỉ tiêu, cũng như khâu đột phá được xác định trong nhiệm kỳ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?

- Đại hội XIII sẽ quyết định các nhiệm vụ, chỉ tiêu, khâu đột phá trong nhiệm kỳ tới. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII đang đề nghị một số chỉ tiêu như: Cả nước có 15 triệu đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên; Ít nhất 83% đơn vị có Công đoàn đủ điều kiện được thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc lao động khởi kiện tại tòa án được Công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi có yêu cầu...

“Vấn đề gốc rễ là chất lượng cán bộ Công đoàn. Cán bộ Công đoàn tâm huyết, sâu sát, nói đi đôi với làm, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, nắm vững chính sách, pháp luật, có bản lĩnh và kỹ năng công tác tốt, chắc chắn sẽ gây dựng được niềm tin của người lao động”- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu.

Đại hội sẽ thảo luận về 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; Xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

- Vậy Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự kiến sẽ có những chương trình, nghị quyết cụ thể nào để thực hiện Nghị quyết Đại hội?

- Để thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu và khâu đột phá đại hội đề ra, chúng tôi đề ra nhiều giải pháp cụ thể và sẽ được bàn thảo sâu sắc tại đại hội.

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ ban hành các chương trình, nghị quyết chuyên đề triển khai các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2023 - 2028, như: Nghị quyết đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đến năm 2028, tầm nhìn đến năm 2033; chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028; chương trình xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

Đồng thời, chúng tôi sẽ triển khai đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028; chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động Công đoàn. Ngoài ra, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Đoàn Chủ tịch ban hành các kế hoạch, đề án thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác…

- Trân trọng cảm ơn đồng chí!

1.100 đại biểu dự đại hội

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).

Đại hội diễn ra từ ngày 1 - 3/12/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội, với sự tham gia của 1.100 đại biểu.

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm