Về xứ Thanh du xuân, nghe “chi, mô, răng, rứa”
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích, tình nguyện, đảm bảo an sinh xã hội |
Thú vị tiếng địa phương Thanh Hoá
Cụ Lê Văn Cảnh (95 tuổi) trú tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá chia sẻ: Người Thanh Hóa rất coi trọng việc giữ gìn, truyền bá phong tục tập quán truyền thống. Nét văn hóa độc đáo của Thanh Hóa không chỉ thể hiện qua các phong tục tập quán mà còn qua cách người dân nơi đây giao tiếp bằng tiếng địa phương. Chính những yếu tố này đã làm cho Thanh Hóa trở nên đặc biệt, đáng yêu trong mắt du khách và những người con xa quê.
Theo cụ Cảnh, tiếng địa phương của người Thanh Hóa có âm điệu riêng biệt với cách phát âm, ngữ điệu không lẫn vào đâu được, pha lẫn giữa sự mạnh mẽ và ấm áp. Trong những ngày Tết, khi nghe tiếng địa phương, người ta cảm nhận được sự gần gũi, thân thuộc.
![]() |
Nét đặc trưng của người Thanh Hoá không chỉ thể hiện qua tiếng nói, mà còn trong các phong tục tập quán, đời sống hàng ngày |
Xứ Thanh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nổi bật với những nét văn hóa đặc trưng và tiếng địa phương riêng biệt. Ví dụ, người Thanh Hóa thường sử dụng từ “mi” thay cho từ “mày”, từ “tau” thay “tao, tôi”, từ "chi" thay “gì", từ "mô" thay "đâu", từ “răng” thay “thế nào”, từ “rứa” thay “vậy”, hay từ “bay” thay “chúng mày”… Sự phong phú, độc đáo trong văn hóa và ngôn ngữ của người quê Thanh không chỉ thể hiện qua lời ăn tiếng nói, mà còn được phản ánh trong các phong tục tập quán, đời sống hàng ngày.
"Qua những ngày trải nghiệm ở đây, mình nhận ra rằng, tiếng địa phương của người Thanh Hóa không chỉ đơn thuần là cách phát âm khác biệt, mà chứa đựng cả một phần hồn văn hóa của vùng đất này. Sự mộc mạc, chân thật trong giọng nói của người dân xứ Thanh khiến mình cảm thấy gần gũi và thêm yêu mến miền quê này”- Trần Mạnh Hùng bày tỏ. |
Bạn trẻ Trần Mạnh Hùng là một chàng trai quê ở Hà Nội. Năm nay là lần đầu tiên cậu đến Thanh Hóa để ra mắt nhà bạn gái. Ngay khi đến nơi, chàng trai nhận ra tiếng địa phương của người dân nơi đây có nét gì đó rất khác biệt và cuốn hút. Những ngày đầu xuân năm mới, cậu cùng bạn gái đến chào hỏi người thân trong đại gia đình, họ hàng; đồng thời, cũng đi tham quan một số địa danh nổi tiếng ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Khi đi dạo, Hùng gặp bà cụ ở làng với giọng nói đặc sệt Thanh Hóa. Bà cụ vừa bán hàng vừa hào hứng kể cho cậu nghe về những câu chuyện dân gian và phong tục truyền thống của người dân nơi đây. Giọng nói trầm ấm, cùng với cách dùng từ “chi, mô, răng, rứa”, khiến Hùng cảm thấy vừa lạ lẫm vừa thích thú.
Hùng kể: “Những ngày còn ngập tràn không khí Tết, ngồi bên bếp lửa, lắng nghe câu chuyện của bà cụ về lễ hội Lam Kinh - một trong những lễ hội lớn của vùng đất này. Trong câu chuyện, bà cụ kể về những nghi thức long trọng, các trò chơi dân gian và những món ăn đặc sản được chuẩn bị cho lễ hội. Giọng nói của bà như cuốn mình vào không gian văn hóa đầy màu sắc của Thanh Hóa".
Nơi trải nghiệm lý tưởng cho giới trẻ
Mỗi dịp Tết đến, anh Lê Đình Mạnh (quê ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đều trở về quê hương, gia đình ở xứ Thanh và cùng những người bạn đi du xuân đầu năm. Anh Mạnh chia sẻ: “Chúng tôi đã tận hưởng những khoảnh khắc xuân đáng nhớ, từ việc tham gia hoạt động văn hóa đặc sắc tại các điểm du lịch đến việc gặp gỡ người thân trong gia đình, bạn bè, để cùng nhau chào đón năm mới. Những khoảnh khắc này không chỉ là dịp để thư giãn, vui chơi mà còn là cơ hội để chúng tôi gắn kết và tạo nên những kỷ niệm đẹp”.
![]() |
Du khách đến với Phủ Na (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá) để cầu may và vãn cảnh |
Năm nay, anh Mạnh đi tới Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng trên đỉnh đồi với không gian yên bình, là điểm đến lý tưởng để cầu phúc và tận hưởng thiên nhiên. Với vị trí độc đáo, không gian yên tĩnh, viện này thu hút anh và rất nhiều du khách trong dịp đầu năm mới.
Thiền viện không chỉ là một danh lam thắng tích mà còn là nơi sinh hoạt tâm linh cho Phật tử thành phố Thanh Hóa, nơi hàng ngàn Phật tử đến tu học, tổ chức lễ Hằng thuận cho các đôi tân hôn, các buổi trò chuyện, giảng pháp cho mọi tầng lớp thanh thiếu niên khóa tu mùa hè, doanh nhân, doanh nghiệp…
Anh Mạnh và các bạn của mình cũng đến với Phủ Na (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Với quan niệm đầu năm "lên rừng xuống biển" để cầu may, Phủ Na là một trong những điểm đến được nhiều người lựa chọn để mở đầu trong hành trình du xuân. Trong chuỗi du lịch tâm linh dịp đầu năm, anh còn đi thăm khu di tích Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân. Đây không chỉ là nơi để khám phá, trải nghiệm văn hóa địa phương, mà còn mang đến những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
![]() |
Cửa Đặt - Thanh Hoá cũng là một địa danh thu hút đông đảo người dân xứ Thanh và du khách thập phương đến |
Trong những ngày đầu năm, giới trẻ, người dân Thanh Hóa thường tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, đập niêu, đánh đu... Những trò chơi này không chỉ là dịp để giải trí mà còn là cách để gắn kết cộng đồng, giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc. Những điểm đến du xuân ở Thanh Hoá như: Khu di tích Lam Kinh, Cửa Đặt, Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, Suối cá Cẩm Thuỷ... được nhiều người dân lựa chọn tham quan, cầu bình an dịp Tết Nguyên đán.
Với vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vùng đất xứ Thanh đã trở thành điểm đến lý tưởng cho giới trẻ trong dịp Tết, mùa xuân. Khắp nơi đều tràn ngập không khí rộn ràng, sắc màu rực rỡ, tạo nên không khí vui tươi, tràn đầy sức sống.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 1.000 thí sinh tham dự cuộc thi "Nét đẹp thanh lịch Hải Phòng"

Thắp sáng ước mơ hoàn lương: Giúp phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng

Giới trẻ chi hàng triệu đồng mỗi tháng để chăm sóc thú cưng

Những bữa trưa "đắt đỏ" của lao động gen Z

Ninh Thuận: Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát triển

Tuổi trẻ Lâm Đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hiếu PC, “Chim sẻ đi nắng” tham gia “Bình dân học vụ số”

Sinh viên HOU sáng tạo và bứt phá

Hiến máu cứu người, lan tỏa tinh thần cống hiến vì cộng đồng
