Tag

Vượt giông gió đi tới ngày mai

Văn học 01/05/2023 10:00
aa
TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Để có ban mai" của nhà báo, nhà thơ Nguyên Hồng Vinh đề cập chủ đề nêu trên và lời bình của nhà phê bình văn học Nhị Nguyễn về bài thơ của Nguyên Hồng Vinh.
SUN - Sống sáng: Thắp sáng cho ngày mai lên

Mang hào khí của Đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiều bạn trẻ đã và đang náo nức đi lên vùng núi, vùng cao với khát vọng mở trang trại lập các khu chế biến nông - lâm - sản, nhằm góp sức xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Bài thơ của thi sĩ Hồng Vinh ca ngợi những con người hăng say lao động
Bài thơ của thi sĩ Hồng Vinh ca ngợi những con người hăng say lao động

Trong chặng đường thực hiện mục tiêu cao đẹp ấy, không phải ai cũng thành công từ đầu, mà không ít bạn đã gặp trở ngại vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đòi hỏi mỗi người cần bền gan nuôi dưỡng ý chí và bản lĩnh vững vàng, dám chấp nhận và đối mặt với mọi thử thách, luôn giữ trái tim mình ấm nóng, với nhiệt huyết không cạn vơi để vượt qua mọi giông gió cuộc đời.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Để có ban mai" của nhà báo, nhà thơ Nguyên Hồng Vinh đề cập chủ đề nêu trên và lời bình của nhà phê bình văn học Nhị Nguyễn về bài thơ của Nguyên Hồng Vinh.

ĐỂ CÓ BAN MAI

Nguyễn Hồng Vinh

Đã qua mấy mươi mùa trăng

Chúng mình chung tay khởi nghiệp

Căn phòng nứa, tre dựng tạm

Gió lạnh ùa thốc rung nghiêng

Những người luôn biết vươn lên từ giông gió cuộc đời
Những người luôn biết vươn lên từ giông gió cuộc đời

Đá nhọn lẫn trong đất sỏi

Chân tay rớm máu nhọc nhằn

Ta vui miệt mài cuốc xới

Sắn, rau dần phủ màu xanh

Vậy mà ông Trời chẳng thương

Trút mưa, lũ quét trôi rừng

Cơ ngơi mới vừa nhen nhúm

Chớp mắt ngập dưới suối, sông!

Cơn mưa lũ ập đến bất ngờ
Cơn mưa lũ ập đến bất ngờ

Xót xa thức trắng bao đêm

Câu hỏi quặn lòng nhức nhối:

Chí trai lỡ sao bỏ cuộc

Trở về với chiếc xe ôm?!

Không đồng cách nghĩ của nhau

Em bỏ anh đi xa hút

Chẳng rõ nơi nào em đến

Ngày ngày, tháng tháng bặt tin!

Em bỏ đi xa hút…
Em bỏ đi xa hút…

Một mình đêm thức cùng trăng

Điệp khúc đâu đây da diết:

Trăng vẫn nghiêng xuôi

Mây vẫn giăng trôi

Sông cứ chảy xuôi

Em vẫn xa xôi

Anh vẫn chơi vơi

Riêng một góc trời!...

Cuộc sống đâu thể mong chờ sự an nhàn
Cuộc sống đâu thể mong chờ sự an nhàn

Bỗng ngày bản làng mở hội

Nhận thư em ở nông trường

Những dòng xót đau ân hận:

“Mọi thứ lỗi lầm từ em

Đều do nghĩ suy nóng vội

Cứ ngỡ nông trường điểm tựa

Cứu em thoát cảnh gian nan

Khi có bát ăn, bát để

Em về sẽ đón anh lên

Ban mai rồi sẽ đến sau bão giông
Ban mai rồi sẽ đến sau bão giông

Em nhận ra điều ảo tưởng

Chẳng đâu có sự an nhàn

Nếu không tay làm, óc nghĩ

Bền gan gượt mọi gió, giông!?...”

Dù thư là “liều thuốc đắng”

Càng thấm để có BAN MAI

Rực hoa và vang chim hót

Phải qua vật vã đêm dài!...

Tháng 4/2023

Đi theo tiếng thơ của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, tôi và bạn đọc yêu thơ không khỏi bất ngờ. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” ấy, cứ ngỡ rằng ông chọn lối sống an nhàn, hưởng thụ, lâu lâu phóng tác đôi dòng; đôi khi dùng thể thơ chính luận bàn về thế sự nhân sinh vốn đã được khẳng định nơi ông. Nhưng không, dường như tuổi càng cao, bút lực càng sung mãn. Ông liên tiếp cho ra đời những tác phẩm: thơ có, văn có, phóng sự có… trên mọi góc nhìn về cuộc sống; thậm chí ông đã rất thành công ngay lần thử bút đầu tiên về chủ đề tình yêu trong không gian thiền. Dường như, tuổi càng cao, tình trong thơ ông càng đậm đằm, sức trẻ trong thơ ông càng mạnh mẽ, vượt qua giới hạn của thời gian.

Bài “ĐỂ CÓ BAN MAI” nói trên là một minh chứng như thế!

Bài thơ mang đến niềm tin và tình yêu cuộc sống
Bài thơ mang đến niềm tin và tình yêu cuộc sống

Câu chuyện bắt đầu bằng dòng hồi tưởng của một người con trai giàu khát vọng, nhưng gặp thất bại trong cuộc mưu sinh, thậm chí bị đổ vỡ trong tình yêu và từng lung lay niềm tin vào cuộc sống. “Đã qua mấy mươi mùa trăng”, một con số ước lệ về một khoảng thời gian không hề ngắn. Hồi đó, ngày đó, đôi trẻ ríu rít, lạc quan về tương lai và hạnh phúc. “Chúng mình chung tay khởi nghiệp”. Có lẽ, chỉ có sức mạnh của tình yêu mới khiến con người ta “vui miệt mài cuốc xới”, quên đi thực tế khắc nghiệt “Căn phòng nứa, tre dựng tạm/ Gió lạnh ùa thốc rung nghiêng”, quên đi cái gian nan, nguy hiểm luôn rình rập và đối diện hàng ngày: “Đá nhọn lẫn trong đất sỏi”.

Không có từ nào trực tiếp nói đến cái khổ, cái khó cụ thể, nhưng hình ảnh “Gió lạnh ùa thốc” đã khéo dựng nên trước mắt độc giả về một mái nhà tranh tạm bợ, lỏng lẻo, nơi tạm trú ngày đầu của hai trái tim đang hòa chung nhịp đập tình yêu. Bất chấp khó khăn, nhọc nhằn, “Chân tay rớm máu”, tình yêu vẫn nhân lên, vẫn reo vui, dần lớn theo cây sắn, cây rau đang “phủ màu xanh” tràn trề hy vọng. Hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị được tái hiện sau giai điệu êm ái, nhịp thơ chầm chậm như lời tự sự nhỏ nhẹ dẫn dắt người đọc.

Sẽ chẳng có gì để nói, đáng để nhớ, nếu biến cố không đến. Tiếng than, ngậm ngùi oán trách “Vậy mà ông Trời chẳng thương” đã khởi đầu cho những mất mát, đắng cay, khởi đầu cho chuỗi ngày bất hạnh kéo dài đến “mấy mươi mùa trăng”. Hai từ “Vậy mà” chất chứa bao nỗi niềm xót xa, bao trăn trở, dằn vặt trong tâm của người nam giới:

“Chí trai lỡ sao bỏ cuộc

Trở về với chiếc xe ôm?!”

Một trận mưa rừng, một cơn lũ quét “Chớp mắt ngập dưới suối, sông!”. Biến cố xảy đến quá nhanh, đột ngột, nhưng liệu có đủ sức chia lìa đôi bạn trẻ nếu tâm vẫn đồng, ý vẫn hợp, nếu vẫn chung chí hướng “tát biển đông”?Ngẫm lời người xưa “gian nan mới hiểu lòng nhau” nghe sao mà thấm cõi lòng đến vậy. Cơ ngơi vừa “ngập dưới suối, sông”, em liền bỏ đi “xa hút” để lại ngổn ngang ưu tư, nỗi thất vọng ê chề của kẻ làm trai. “Ta sẽ vượt lên cảnh ngộ thế nào đây? Vẫn trụ lại hay về lại thị thành?” Câu hỏi cảm thán gieo vào lòng người sự u uất, nặng nề đến ngột ngạt.

Trăng trôi thời gian trôi
Trăng trôi thời gian trôi

Trăng vẫn nghiêng xuôi

Mây vẫn giăng trôi

Sông cứ chảy xuôi

Em vẫn xa xôi

Anh vẫn chơi vơi

Riêng một góc trời!...

Điệp khúc bài ca tình yêu lứa đôi văng vẳng cất lên khiến nỗi đau càng thấm, càng thấu. Lẻ loi, lạc lõng, chơi vơi. Vạn vật vẫn có đôi. Trăng - mây vẫn “giăng trôi”; Sông - nước vẫn “chảy xuôi”, chỉ có mình anh cô liêu “riêng một góc trời!”… Chìm trong lời hát như chìm trong ngàn vạn mũi tên đâm, xoáy. Có lẽ, phải thật sự thấu hiểu, đồng cảm với đau khổ của kẻ làm trai lắm, tác giả mới lựa chọn những ca từ nói trên đặt chen giữa dòng hồi tưởng với bộn bề vướng mắc. Sự tinh tế này, thoạt tưởng như liều thuốc xoa dịu, giảm nhẹ nỗi đau, nhưng trên thực tế, nỗi đau giằng xé tâm can đã được đẩy lên đến đỉnh điểm.

“Bỗng ngày bản làng mở hội”. Lại cách dụng từ khéo léo. “Bỗng” báo hiệu những tình tiết mới trong nỗi đau tràn ngập. Thêm một lần bộc lộ tài dùng chữ, dùng hình ảnh của tác giả để miêu tả nội tâm nhân vật. Dường như, mỗi chữ, mỗi cụm từ đều được tác giả dụng công xếp đặt, nhưng không hề gò ép, khiên cưỡng. Buông từ “Bỗng”, nhịp điệu thơ mở ra sự giải tỏa.

Con người biết yêu cuộc sống, biết lao động cống hiến thì sẽ gặt hái được thành công
Con người biết yêu cuộc sống, biết lao động cống hiến thì sẽ gặt hái được thành công

Không còn cái u uất, oán hận trời, người và bản thân mình nữa. Không gian tươi sáng hòa trong "ngày bản làng mở hội”. Lý do em bỏ anh đi “xa hút” đã tìm được nguồn cơn. Một lá thư xin lỗi, dù đó là “liều thuốc đắng”, nhưng quả là bài học có ích cho chính nhân vật và cho cả các bạn trẻ: không có sự ngọt ngào nào tự dưng đến đối với ai chỉ “ngồi há miệng chờ sung”! Và đúng như Tố Hữu đã tổng kết: “Đắng cay mới lắm ngọt lành đó chăng?”

Có lẽ, chính tâm trạng lạc quan, yêu đời, thấu hiểu nhân tình thế thái đã làm nên sức hút khó cưỡng trong thơ Nguyễn Hồng Vinh. Từ một câu chuyện tình yêu của đôi bạn trẻ, từ những bất đồng trong đối diện với biến cố của tình yêu, từ những xót xa, chua chát, thất bại của các bạn trẻ, từ lời xin lỗi sau “mấy mươi mùa trăng” của người con gái, tác giả vẫn tìm và khắc họa được những điểm sáng rất tình người, làm sáng lên chân lý: để có BAN MAI “Rực hoa và vang chim hót”, “Phải qua vật vã đêm dài!...”

Đọc thêm

Ra mắt cuốn hồi kí “Mãi vẫn là người lính” Văn học

Ra mắt cuốn hồi kí “Mãi vẫn là người lính”

TTTĐ - Tự truyện “Mãi vẫn là người lính” là hồi ức bình dị, chân thực và đầy thú vị về cuộc đời và gia đình của một người lính hoàn thành xuất sắc cả 3 nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Nỗi niềm xa cách và giá trị thủy chung trong "Đâu đơn thuần dấu cộng?!" Văn học

Nỗi niềm xa cách và giá trị thủy chung trong "Đâu đơn thuần dấu cộng?!"

TTTĐ - Bài thơ "Đâu đơn thuần dấu cộng?!" đã vẽ nên một bức tranh tâm trạng đầy đối lập giữa Sài Gòn và Đồ Sơn, nơi tâm hồn của người thơ chất chứa nỗi buồn, sự cô đơn và cả niềm hy vọng. Bài thơ như một lời tự sự, khắc họa rõ nét những cảm xúc phức tạp khi phải xa cách người thương.
Ra mắt tập sách "Mùa Xuân và Lễ Tết, hội hè của người Việt" Văn hóa

Ra mắt tập sách "Mùa Xuân và Lễ Tết, hội hè của người Việt"

TTTĐ – Với 30 bài viết về “Mùa Xuân và lễ Tết, hội hè của người Việt” đã mang đến cho đọc giả không khí từ những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất Văn học

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

TTTĐ - Sau một năm phát động, Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã có những tín hiệu vui, hứa hẹn mùa bội thu.
Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam Văn hóa

Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam

TTTĐ - Cuộc thi sáng tác truyện tranh do Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng phát động nhằm tìm kiếm các tác giả, họa sĩ và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam.
Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 Văn học

Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5

TTTĐ - Tối 31/5, tại đường sách, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần 5, năm 2024 với chủ đề “Vui hè cùng sách hay”.
Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam Văn hóa

Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam

TTTĐ - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giới thiệu sách thiếu nhi của nhà văn nước Áo nổi tiếng Mira Lobe với độc giả Việt Nam. Chương trình mong muốn kết nối giao lưu hai nền văn hóa Áo - Việt, cũng là cơ hội giới thiệu đến độc giả Việt Nam nền văn học thiếu nhi Áo qua các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mira Lobe.
Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè Văn học

Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Hội sách do Đinh Tị Books tổ chức không chỉ tạo không gian vui chơi bổ ích, thiết thực và lành mạnh cho các bạn nhỏ mà còn góp phần phát triển và nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.
Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng Văn học

Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng

TTTĐ - Chào đón Tết Thiếu nhi 1/6, mở ra một mùa hè khám phá đầy lý thú, chào mừng kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), trong khuôn khổ Tháng sách Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều sách mới, phong phú đa dạng thể loại dành cho trẻ em và bạn đọc trẻ.
Tìm trăng Văn học

Tìm trăng

TTTĐ - Trăng là đề tài muôn thuở, nhưng luôn mang hơi thở mới của cuộc sống con người, nhất là trong tình yêu đôi lứa. Còn mãi hình tượng đẹp trong câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”.
Xem thêm