Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng là đồng nghĩa với tội ác
![]() |
Tại sao không thể kiện nếu cơ quan chức năng không hoàn thành nhiệm vụ?
Thời gian gần đây có liên tiếp các vụ xâm hại tình dục trẻ em được phản ánh trên báo chí. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đã không bị chặn đứng mà còn có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, theo các chuyên gia bảo vệ quyền trẻ em cho rằng đó là do sự im lặng của gia đình nạn nhân, im lặng của cộng đồng, của các cơ quan chức năng và nhiều bên khác.
TS Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội cho rằng, nguyên nhân sâu xa của sự im lặng là do văn hóa. Văn hóa của chúng ta ngại nói đến vấn đề tình dục, ngại nói đến việc liên quan đến hiếp dâm, cưỡng dâm, xâm hại… Ngoài ra chúng ta còn có văn hóa đổ lỗi, khi có chuyện xâm hại, hiếp dâm xảy ra, người ta luôn đổ lỗi cho người phụ nữ, khi sự việc xảy ra, người ta thường cho rằng, do phụ nữ ăn gợi cảm, do phụ nữ ra đi ra đường vào buổi tối…
Theo TS Nguyễn Trọng An, chuyên gia tâm lí và bảo vệ quyền trẻ em: “Chúng ta có đẩy đủ luật, tuy nhiên trong Luật của chúng ta chỉ có điều khoản: Lợi dụng nhiệm vụ, chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng mà không có điều khoản nào nói đến người bị hại có thể kiện người thực thi pháp luật vì họ không hoàn thành trách nhiệm. Nhiệm vụ của người thực thi pháp luật là anh ăn lương, anh phải làm nhiệm vụ đó, anh quản lí nhà nước về vấn đề đó nhưng anh không hoàn thành thì tôi có thể kiện được. Chúng ta làm thế nào để lôi những kẻ đó ra pháp luật. Chúng ta không im lặng, im lặng cũng đồng tình với tội ác”.
Pháp luật chưa đủ mạnh
Hiện nay ở nước có khoảng hơn 10 cơ quan bảo vệ quyền trẻ em. Câu hỏi đặt ra là ngoài trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tại sao bao nhiêu vụ việc trẻ em bị xâm hại lại rơi vào im lặng như vậy? Phải chăng là do Luật của chúng ta thiếu, không đủ sức mạnh để không giải quyết được vấn đề dâm ô. Nếu ở các nước khác chỉ cần có người cho trẻ em xem hoặc nghe chuyện dâm ô cũng phải ra tòa. Còn ở nước ta, nhiều vụ xâm hại trẻ em như vụ em bé bị xâm hại ở Vũng Tàu có nhân chứng tại hiện trường nhưng còn phải có bằng chứng mới khởi tố được.
Các luật sư cho rằng, xâm hại tình dục khó có chứng cứ rõ ràng, bởi những vết tích trên thân thể nếu đi khám ngay sau khi bị xâm hại thì có, nếu để một thời gian thì sẽ phai mờ. Theo luật pháp Việt Nam, để khởi tố tội xâm hại tình dục trẻ em đòi hỏi phải có bằng chứng nên khó giải quyết. Nhiều vụ việc dù có nhân chứng tại hiện trường nhưng vẫn không thể khởi tố được.
“Có rất nhiều cách để xâm hại, kẻ xâm hại có thể dùng tay, dùng miệng… thì làm gì có chứng cứ để xử lí?” Bà Khuất Thu Hồng nêu câu hỏi.
Có một thực tế là hiện nay giáo dục luật pháp ở trong trường học hầu như chỉ dừng lại ở Luật Giao thông, những luật như: Luật Nhân thân, quyền danh dự nhân phẩm… cần để học sinh có thể tự bảo vệ lại không có.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền chia sẻ: “Giáo dục giới tính cho đến nay vẫn chưa vào được trong chương trình học một cách đầy đủ. Mới đây tôi nhận được văn bản là đề nghị dạy cho trường tiểu học hay THCS về phòng chống tham nhũng. Những người làm luật chúng tôi thấy như vậy thật khiên cưỡng và không đúng”.
Cũng theo ông Truyền, cấp tiểu học nên chi các em học đơn giản về pháp luật là quyền nhân thân, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền không được xâm phạm đến thân thể người khác, đánh bạn là sai… Nếu được giáo dục quyền nhân thân thì chắc chắn các bé cũng sẽ có những phản ứng tự phòng vệ tốt. Còn dạy pháp luật cho cấp THCS thì có lẽ dạy quyền kinh doanh, còn cấp THPT thì dạy quyền chính trị đơn giản như đi bầu cử… Như thế vừa thiết thực lại có thể áp dụng vào thực tế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á

Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Rộng mở tương lai nghề nghiệp

Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp

Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch
