Tag
Bộ Y tế

Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện

Tin Y tế 21/03/2025 18:32
aa
TTTĐ - Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh) tổ chức Hội thảo "Xây dựng Đề án Cấp cứu ngoại viện".
Cấp cứu ngoại viện kịp thời cho ca bệnh nặng Cứu sống bệnh nhi bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng Ngân sách chi trả 22 dịch vụ cấp cứu, chăm sóc ngoại viện Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho Đề án Cấp cứu Ngoại viện cấp quốc gia

Mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn ca tử vong ngoại viện

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ/ngành rất quan tâm đến công tác cấp cứu và đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chính sách nhằm phát triển hệ thống cấp cứu.

Hội thảo Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện - Tin nổi bật - Cổng thông tin Bộ Y tế
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế

Luật Khám bệnh, Chữa bệnh năm 2023 quy định hoạt động cấp cứu bao gồm: Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cấp cứu ngoại viện. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ năm 2024 quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông trong mọi trường hợp.

Từ nhiều năm qua, Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc trong viện, trong đó có cấp cứu ngoại viện, coi công tác này là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành Y tế. Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị cấp cứu 115, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc kịp thời trong mọi trường hợp. Công tác cấp cứu, hồi sức tích cực và cấp cứu ngoại viện phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu cấp cứu trong viện và ngoại viện của người dân.

Theo số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong năm 2024, cả nước xảy ra hơn 23.689 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10.965 người, bị thương 17.567 người.

So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tai nạn tăng 713 vụ (tăng 3,1%), số người chết giảm 918 người (giảm 7,73%), số người bị thương tăng 1.440 người.

Ngoài ra, hoạt động cấp cứu tại hiện trường còn bao gồm các trường hợp tai nạn lao động, sinh hoạt, thiên tai, thảm họa, cháy nổ, ngộ độc và cấp cứu do bệnh tật (như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh hô hấp, sản khoa…).

Đối với cấp cứu trong bệnh viện, chỉ tính riêng số liệu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong năm 2024, số ca cấp cứu tiếp nhận là hơn 33.000 ca, số ca tử vong là 84 ca/năm.

Trong đó, nhóm bệnh lý tiêu hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, chiếm hơn một phần ba tổng số bệnh nhân (34,7%).

Nhóm bệnh lý truyền nhiễm chiếm tỷ lệ 12,76%, chấn thương chiếm 11,84%, bệnh lý thần kinh đột quỵ chiếm 10,52%, bệnh lý tim mạch chiếm 6,60% và bệnh lý hô hấp chiếm 4,91%.

“Thực tế cho thấy, nếu công tác cấp cứu trong viện và ngoại viện được thực hiện tốt, nhanh chóng, kịp thời, thì sẽ cứu sống được nhiều người, giảm thiểu hậu quả nặng nề do tai nạn và bệnh tật”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn phát biểu.

Mặc dù ngành Y tế và hệ thống khám chữa bệnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác cấp cứu ngoại viện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở pháp lý, chế độ chính sách, hệ thống tổ chức mạng lưới, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, số lượng nhân lực và trang thiết bị. Hiện nay, công tác cấp cứu ngoại viện chưa đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của người dân.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Trước thực trạng hoạt động cấp cứu ngoại viện của nước ta còn nhiều hạn chế, trong khi nhu cầu của người dân ngày càng lớn, vai trò của cấp cứu ngoại viện ngày càng quan trọng. Vì vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện trên toàn quốc là rất cần thiết.

Kế hoạch triển khai thí điểm Đề án Cấp cứu Ngoại viện tại bốn tỉnh/Thành phố

Tại hội thảo, TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, cho biết: Ngày 11/3/2025, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch Xây dựng Đề án Cấp cứu Ngoại viện giai đoạn 2025-2030. Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh là đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án. Theo kế hoạch, đề án sẽ được trình Bộ Y tế ban hành vào tháng 6/2025.

Hội thảo Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện - Tin nổi bật - Cổng thông tin Bộ Y tế
Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn VinGroup và bốn tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kiên Giang về việc triển khai thí điểm Đề án Cấp cứu Ngoại viện.

Hưởng ứng chủ trương của Bộ Y tế về xây dựng Đề án Cấp cứu Ngoại viện và nhằm kiện toàn, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện tại một số địa phương, Tập đoàn VinGroup đã đề xuất triển khai thí điểm đề án tại bốn tỉnh, gồm: TP Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe một số nội dung quan trọng như: Triển khai Kế hoạch số 283/KH-BYT ngày 11/3/2025 của Bộ Y tế về Kế hoạch Xây dựng Đề án Cấp cứu Ngoại viện giai đoạn 2025-2030; dự thảo đề cương đề án; đề xuất phương án/kế hoạch triển khai thí điểm Đề án Cấp cứu Ngoại viện tại bốn tỉnh: TP Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về thực trạng, chia sẻ kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp Bộ Y tế hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn và phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện.

Cũng tại hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn VinGroup và bốn tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kiên Giang về việc triển khai thí điểm Đề án Cấp cứu Ngoại viện.

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng Tin Y tế

Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng

TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã tổ chức giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi trong tuần Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi trong tuần

TTTĐ - Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng. Trước tình hình này, ngành y tế Thủ đô đang đẩy mạnh các biện pháp tiêm chủng, giám sát và kiểm soát dịch bệnh nhằm hạn chế lây lan.
Mắt có triệu chứng mờ bất thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm Tin Y tế

Mắt có triệu chứng mờ bất thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

TTTĐ - Ngày 1/4, theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bệnh viện đã thăm khám cho bệnh nhân với triệu chứng nhìn mờ một mắt suốt 5 ngày. Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ gây mù loà mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.
Đẩy nhanh tiêm vắc xin sởi, nhiều nơi tiêm vét trong đầu tháng 4/2025 Tin Y tế

Đẩy nhanh tiêm vắc xin sởi, nhiều nơi tiêm vét trong đầu tháng 4/2025

TTTĐ - Tính đến ngày 31/3, toàn quốc ghi nhận đã tiêm được 682 nghìn mũi vắc xin sởi. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng vẫn chưa "cán đích", các địa phương cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vét, tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị...
Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt Tin Y tế

Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt

TTTĐ - Mới đây, bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi Giàng A Hiếu gặp tổn thương nghiêm trọng ở mắt trái sau khi chơi trò súng cao su bắn bi sắt. Các bác sĩ cảnh báo đây là trò chơi rất nguy hiểm có thể gây mù mắt ở trẻ em
Chăm sóc sức khoẻ nha học đường cho 1.300 học sinh Tin Y tế

Chăm sóc sức khoẻ nha học đường cho 1.300 học sinh

TTTĐ - Nhân dịp Tháng sức khỏe răng miệng thế giới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba phối hợp với Trung tâm Y tế quận Long Biên, đồng hành cùng Operation Smile tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho hơn 1.300 học sinh của trường Tiểu học Đoàn Kết.
Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng Tin Y tế

Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện; không có ca tử vong.
Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi Tin Y tế

Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú.
Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng Tin Y tế

Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng

TTTĐ - Ngày 31/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cụ ông B.V.C (72 tuổi, ở Hòa Bình) vừa được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa – một dạng nhiễm ký sinh trùng nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người suy giảm miễn dịch.
Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường Tin Y tế

Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường

TTTĐ - Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai đã tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân N.Đ.M (61 tuổi, trú tại Cấn Hữu, Quốc Oai), nhập viện với vết thương mất da ở cẳng chân phải, sưng nề, chảy dịch kéo dài không lành.
Xem thêm